Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 46/2016/TT-BYT về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày mới nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
BỘ Y TẾ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 46/2016/TT-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Điều 1. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

2. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

3. Mã bệnh và tên bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:

Tham khảo thêm:   Quyết định 28/2014/QĐ-TTg Giá bán lẻ điện sinh hoạt từ ngày 01/6/2014

a) Các bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự (gồm số và chữ). Các bệnh có mã 4 ký tự thuộc nhóm bệnh có mã bệnh 3 ký tự.

Ví dụ: Gan xơ hóa và xơ gan có mã bệnh là K74, bao gồm:

– Gan xơ hóa, mã bệnh: K74.0

– Gan xơ cứng, mã bệnh: K74.1

– Gan xơ hóa với gan xơ cứng, mã bệnh: K74.2

– Xơ gan mật tiên phát, mã bệnh: K74.3

– Xơ gan mật thứ phát, mã bệnh: K74.4

– Xơ gan khác và không đặc hiệu, mã bệnh: K74.5

– Xơ gan khác và không đặc hiệu: K74.6

b) Một số bệnh chưa được gán mã bệnh theo phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) thì thống nhất xác định tên theo chẩn đoán bệnh.

Ví dụ: Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc Viêm tụy tự miễn thì xác định tên theo chẩn đoán bệnh là Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc Viêm tụy tự miễn.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.

Bãi bỏ Phụ lục I về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Tham khảo thêm:   Thông tư 49/2019/TT-BTC Chính sách phát triển nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chẩn đoán xác định đúng bệnh theo Danh mục quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận chẩn đoán xác định.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

Mời các bạn vào trang tải chi tiết nội dung thông tư 46/2016/TT-BYT và danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 46/2016/TT-BYT về danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày mới nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu Mẫu đơn đăng ký

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *