Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển KT – XH được ban hành ngày 28/12/2016. Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 12/02/2017.

1. Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự

– Thông tư 43/2016/BLĐTBXH quy định trong vòng 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên có nhu cầu được đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận đào tạo.

Ngoài ra, thanh niên xuất ngũ còn được hỗ trợ chi đào tạo theo Điều 10 Thông tư 152/2016/BTC, được hỗ trợ tiền ăn 30 nghìn đồng/ngày học và hỗ trợ tiền đi lại 200 nghìn đồng/khóa/người (người ở xa chỗ học thì được hỗ trợ 300 nghìn đồng/người/khóa).

– Theo Thông tư số 43, trong vòng 1 năm kể từ ngày được cấp Thẻ, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự phải nộp hồ sơ tuyển sinh kèm theo các giấy tờ sau:

+ Thẻ đào tạo nghề sơ cấp;

+ Quyết định xuất ngũ đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân; giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện đối với thanh niên tình nguyện;

+ Giấy cam kết chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách khác.

2. Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Những điểm vui chơi lí thú - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 8

Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự thuộc đối tượng không phải đóng học phí, được miễn, giảm học phí tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì Thông tư 43 quy định được miễn, giảm học phí khi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Người xuất ngũ nghĩa vụ quân sự là người mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động thì theo Thông tư số 43/2016/BLĐ, được vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo Quyết định 157/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung chi tiết Thông tư 43/2016/BLĐTBXH như sau:

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
———-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 43/2016/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 14 NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Tham khảo thêm:   Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) Soạn SGK Sử 12 trang 188

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội (sau đây gọi là thanh niên).

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên.

Điều 3. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên

1. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề

a) Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:

– Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 90, 91, 92, 93

– Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

b) Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

c) Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *