Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 42/2017/TT-BQP về thực hiện công tác tuyển sinh vào trường trong Quân đội Quy định mới về tuyển sinh vào các trường trong Quân đội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 42/2017/TT-BQP – Thực hiện công tác tuyển sinh vào trường trong Quân đội

Thông tư 42/2017/TT-BQP sửa đổi các quy định về đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh; tiêu chuẩn về sức khỏe; hồ sơ, trình tự tổ chức đăng ký sơ tuyển; tổ hợp môn xét tuyển, hồ sơ đăng ký xét tuyển và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh hệ trung cấp quân sự của Thông tư 17/2016/TT-BQP.

Theo đó, Thông tư số 42/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào trường trong Quân đội với các nội dung sau:

– Quy định thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (hiện hành là 06 tháng trở lên) tính đến tháng 04 năm tuyển sinh với đối tượng tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học và trung cấp quân sự hệ chính quy là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định.

– Về khu vực tuyển sinh, Thông tư 42/BQP quy định các thí sinh thi tuyển vào trường Sỹ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam và có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.

– Thông tư 42/2017 đã bổ sung trường hợp thí sinh nam thuộc một trong 16 dân tộc thiểu số ít người thuộc Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2020 được tuyển sinh vào tất cả các trường, tiêu chuẩn chiều cao từ 1.60 m và các tiêu chuẩn khác như đối với người dân tộc thiểu số nói chung.

– Thành phần hồ sơ đăng ký sơ tuyển đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, hệ chính quy đã được Thông tư số 42 bỏ bản sao chứng thực học bạ trung học phổ thông; bản sao trích lục học bạ có đủ phần kết quả học tập của 5 học kỳ có xác nhận đối với trường hợp thí sinh đang học, tốt nghiệp năm đó hoặc trước năm đăng ký dự tuyển.

– Bên cạnh đó, đối với việc đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, Thông tư 42/TT-BQP quy định chỉ được đăng ký một nguyện vọng vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu nhiều ngành thì chỉ được đăng ký dự tuyển một ngành). Các trường Quân đội chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1.

– Thời gian thí sinh đăng ký sơ tuyển là từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4 hằng năm.

– Thông tư 42 thay đổi thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký dự tuyển vào 02 đợt là tuần thứ 04 của tháng 03 và tuần thứ 02 của tháng 04.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội Lần 3 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

– Ngoài ra, Thông tư số 42/2017/BQP cũng sửa đổi cụ thể về quy trình xét tuyển và tiêu chí phụ khi xét tuyển. Đồng thời, bãi bỏ các quy định về tuyển sinh đào tạo cán bộ ngành quân sự cơ sở tại Thông tư 17/2016/TT-BQP.

Thông tư 42/2017/TT-BQP sửa đổi các quy định về công tác tuyển sinh vào trường trong Quân đội có hiệu lực ngày 14/04/2017.

Nội dung chi tiết Thông tư 42/2017/TT-BQP

BỘ QUỐC PHÒNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 42/2017/TT-BQP Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2017

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 17/2016/TT-BQP NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG TRONG QUÂN ĐỘI

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội

1. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).

Các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển đối với các thí sinh đủ tiêu chuẩn, gửi hồ sơ sơ tuyển đến các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình. Trường hợp đơn vị có nhiều thí sinh đăng ký sơ tuyển, đơn vị phải lựa chọn số lượng thí sinh đi dự tuyển phù hợp, bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu”.

Tham khảo thêm:   Play Together: Những trang bị giúp bạn vượt chướng ngại vật dễ dàng

2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Khu vực tuyển sinh

1. Đối với Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2

a) Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra phía Bắc;

b) Trường Sĩ quan Lục quân 2: Tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào phía Nam;

c) Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: Tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2;

d) Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam

Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.

2. Đối với các trường còn lại được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này: Tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.

3. Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm dự tuyển phải đủ 03 năm thường trú liên tục trở lên.

4. Ban Tuyển sinh quân sự các cơ quan, đơn vị, địa phương lập danh sách những thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam nhưng không đủ điều kiện được tính điểm chuẩn theo khu vực phía Nam, bàn giao cho các học viện, trường cùng với hồ sơ đăng ký sơ tuyển của thí sinh”.

3. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Tiêu chuẩn về sức khỏe

1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP) về các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng), tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòng ngực.

2. Một số tiêu chuẩn quy định riêng, như sau:

a) Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:

  • Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
  • Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.
Tham khảo thêm:   Giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh (Dàn ý + 36 mẫu) Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân; Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pich):

  • Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe Loại 1 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);
  • Về Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Khoản 1 Mục II Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Loại 1 và Loại 2 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;

d) Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người được Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đưa vào Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2020 (gồm các dân tộc: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Phù Lá) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung;

đ) Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;

e) Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân (nếu có), chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không – Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự”.

4. Khoản 1 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Hồ sơ đăng ký sơ tuyển: Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển đại học, cao đẳng do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in, phát hành thống nhất trong toàn quốc, gồm

a) 03 phiếu đăng ký sơ tuyển;

b) 01 phiếu khám sức khỏe;

c) 01 bản thẩm tra, xác minh chính trị;

d) 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có);

đ) 04 ảnh chân dung theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 20 Thông tư này”.

5. Điểm a Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1

– Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội mua hồ sơ và đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện;

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 42/2017/TT-BQP về thực hiện công tác tuyển sinh vào trường trong Quân đội Quy định mới về tuyển sinh vào các trường trong Quân đội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *