Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 42/2011/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 42/2011/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế.

BỘ TÀI CHÍNH
————–
Số 42/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định chế độ quản lý tài chính
Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế

——————

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 195/2003/QĐ-TTg ngày 18/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế;

Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế như sau:

Điều 1: Phạm vi áp dụng

Thông tư này quy định việc quản lý tài chính của Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế (sau đây gọi tắt là Quỹ) được thành lập theo Quyết định 195/2003/QĐ-TTg ngày 18 tháng 09 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2: Nguyên tắc hoạt động tài chính của Quỹ

1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Quỹ mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại các ngân hàng thương mại trong nước để tiếp nhận và sử dụng đối với nguồn kính phí do ngân sách Nhà nước cấp, các khoản thu do cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp.

2. Quỹ hỗ trợ đối với các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế do các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện, hoặc do các cơ quan, đơn vị trong nước thuộc Bộ Ngoại giao thực hiện nhằm hỗ trợ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế (sau đây gọi chung là các cơ quan sử dụng Quỹ).

3. Quỹ chỉ được sử dụng để chi cho các hoạt động phục vụ yêu cầu mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam theo các nhiệm vụ và đề án ngoại giao phục vụ kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí kinh phí; không sử dụng Quỹ để chi cho các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, đơn vị trong nước thuộc Bộ Ngoại giao.

Điều 3: Nguồn tài chính của Quỹ

Bao gồm:

1. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp:

Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí ban đầu là mười sáu tỷ (16 tỷ) đồng Việt Nam; kinh phí Nhà nước cấp hàng năm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nguồn thu từ các hoạt động của Quỹ:

a) Tiền và tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp, tài trợ cho Quỹ phù hợp với qui định của pháp luật. Đối với các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân cho Quỹ thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được phép thu vào Quỹ tạm giữ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại Văn phòng Quỹ.

Tham khảo thêm:   Bộ đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Quảng Nam 12 Đề khảo sát chất lượng lớp 12 môn Lịch sử

b) Đóng góp của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đối với các dịch vụ mà các cơ quan sử dụng Quỹ cung cấp như: xác minh, thẩm định đối tác, hỗ trợ ký kết hợp đồng, cung cấp thông tin, tư vấn và các dịch vụ khác.

c) Thu lãi từ tài khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Điều 4: Nội dung sử dụng của Quỹ

1. Hoạt động quảng bá giới thiệu về đất nước, nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam, tạo cơ hội để xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xuất khẩu lao động và vận động viện trợ.

2. Hoạt động thiết lập, mở rộng quan hệ với chính giới, tài giới, tranh thủ các đối tác nước ngoài nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.

3. Hoạt động hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp ta tìm hiểu, tìm kiếm thị trường và các cơ hội kinh doanh; hỗ trợ tổ chức sự kiện xúc tiến kinh tế đối ngoại; xác minh, thẩm định đối tác nước ngoài, cung cấp thông tin, giải quyết các tranh chấp trong kinh tế đối ngoại.

4. Hoạt động thu thập thông tin về kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo nhân lực có giá trị, hỗ trợ nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách phát triển kinh tế.

5. Hoạt động hỗ trợ mời chuyên gia, học giả trong và ngoài nước tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ngoại giao phục vụ kinh tế.

6. Xuất bản và cung cấp các ấn phẩm phục vụ cho thông tin tuyên truyền kinh tế đối ngoại.

7. Khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác ngoại giao phục vụ kinh tế.

8. Các hoạt động khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

9. Các hoạt động hỗ trợ khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của Quỹ.

10. Chi cho công tác quản lý Quỹ.

Các nội dung sử dụng từ Quỹ nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 điều này được thực hiện theo chế độ, định mức chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ, dự án ngoại giao phục vụ kinh tế phải lập dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Nội dung sử dụng Quỹ quy định tại khoản 10 thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 5: Quy định thẩm quyền duyệt chi

1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí Quỹ hàng năm trên cơ sở kế hoạch ngân sách đã được Bộ Tài chính thẩm định.

2. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng kinh phí Quỹ đã được phê duyệt, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm triển khai và hướng dẫn các cơ quan sử dụng Quỹ thực hiện theo tinh thần tiết kiệm và có hiệu quả.

Thủ trưởng các cơ quan sử dụng kinh phí Quỹ chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí Quỹ được cấp để triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ Ngoại giao phê duyệt, tuân thủ Quy chế quản lý Tài chính Quỹ và các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Trường hợp phát sinh nhiệm vụ đột xuất ngoài kế hoạch hoặc nhiệm vụ đã đăng ký nhưng nhu cầu kinh phí sử dụng vượt quá hạn mức đã được Quỹ cấp, Thủ trưởng cơ quan sử dụng Quỹ có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Quỹ xem xét. Thẩm quyền quyết định mỗi vụ việc như sau:

a) Với dự toán từ 10.000 USD trở xuống, Giám đốc Quỹ quyết định.

b) Với dự toán trên 10.000 USD, Giám đốc Quỹ báo cáo Bộ trưởng Ngoại giao quyết định.

4. Trường hợp Quỹ chưa kịp cấp kinh phí đối với các hoạt động ngoại giao kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì Thủ trưởng cơ quan sử dụng Quỹ quyết định tạm ứng kinh phí từ nguồn tài chính hiện có của đơn vị để thực hiện và có trách nhiệm hoàn trả kịp thời số tiền đã tạm ứng chi sau khi nhận được kinh phí từ Quỹ.

Điều 6: Chi hoạt động quản lý Quỹ

Bao gồm:

Quỹ được sử dụng tối đa 8% tổng số kinh phí Quỹ được ngân sách Nhà nước duyệt cấp hàng năm để chi cho các hoạt động quản lý Quỹ. Tỷ lệ trích để chi cho các hoạt động quản lý Quỹ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Nội dung chi hoạt động quản lý Quỹ, bao gồm:

1. Chi phụ cấp đối với chức danh Giám đốc Quỹ theo chế độ kiêm nhiệm qui định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/08/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác.

2. Chi lương, bảo hiểm và phụ cấp theo quy định của pháp luật cho cán bộ, nhân viên hợp đồng (nếu có) của Quỹ.

3. Chi trả tiền làm thêm giờ (nếu có) theo chế độ quy định hiện hành.

4. Chi cho hoạt động tuyên truyền để vận động tài trợ Quỹ.

5. Chi cho các hoạt động đoàn ra, đoàn vào phục vụ công tác vận động tài trợ Quỹ; công tác quản lý Quỹ (kiểm tra thường xuyên, định kỳ hàng năm) việc sử dụng Quỹ tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

6. Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định phục vụ hoạt động của Quỹ.

7. Chi cho hoạt động lễ tân, mua văn phòng phẩm, chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của Quỹ.

8. Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho các tổ chức, cá nhân có công vận động hoặc trực tiếp đóng góp vào Quỹ hoặc có thành tích trong hoạt động của Quỹ. Việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Nguồn trích Quỹ thi đua, khen thưởng từ kinh phí hoạt động quản lý Quỹ và do Bộ Ngoại giao giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Quỹ.

9. Các khoản chi hợp pháp khác phục vụ cho công tác quản lý Quỹ.

Các nội dung chi nêu trên được thực hiện theo chế độ, định mức chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước; Giám đốc Quỹ quyết định chuẩn chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 7: Lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán và cơ chế sử dụng Quỹ

1. Lập dự toán và phân bổ dự toán Quỹ:

a) Hàng năm Quỹ căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ ngoại giao kinh tế và yêu cầu cụ thể của các cơ quan sử dụng Quỹ trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, tổng hợp, lập dự toán kinh phí gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp chung vào dự toán của Bộ Ngoại giao gửi cơ quan có thẩm quyền theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

b) Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dự kiến phương án phân bổ dự toán kinh phí cho Quỹ (kèm theo thuyết minh nội dung sử dụng Quỹ theo từng dự án, theo nhiệm vụ cụ thể ngoại giao phục vụ kinh tế), theo đơn vị sử dụng ngân sách gửi Bộ Tài chính thẩm tra theo quy định.

Căn cứ dự toán được Bộ Ngoại giao phân bổ (theo từng đơn vị sử dụng ngân sách), Quỹ thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để chi cho công tác quản lý Quỹ và tiến hành cấp kinh phí cho các cơ quan sử dụng Quỹ theo kế hoạch thực hiện dự án, nhiệm vụ cụ thể đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong năm điều hành ngân sách nếu có phát sinh việc điều chỉnh tăng, giảm dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, Quỹ có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kinh phí, báo cáo Bộ Ngoại giao để gửi Bộ Tài chính thẩm tra theo quy định.

2. Quyết toán Quỹ:

a) Hàng năm Quỹ có trách nhiệm quyết toán kinh phí sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của Nhà nước về quyết toán kinh phí có liên quan đến hoạt động của Quỹ. Các cơ quan sử dụng Quỹ có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng, đồng thời gửi các chứng từ chi tiêu (bản gốc) về Văn phòng Quỹ để kiểm tra, xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Ngoại giao.

b) Bộ Ngoại giao có trách nhiệm xét duyệt quyết toán thu, chi của Quỹ và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Sơ đồ tư duy) 2 Dàn ý & 22 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Kinh phí của Quỹ cuối năm chưa sử dụng hết, được phép chuyển sang năm sau để sử dụng theo đúng mục đích, nội dung sử dụng Quỹ đã qui định. Căn cứ kết quả đối chiếu số dư, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch có trách nhiệm thực hiện chuyển số dư ngân sách năm trước sang năm sau theo quy định hiện hành.

3. Cơ chế sử dụng Quỹ:

a) Trên cơ sở kế hoạch chi hàng năm đã được phân bổ, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm và hướng dẫn các cơ quan sử dụng Quỹ thực hiện việc quản lý và sử dụng kinh phí đúng mục đích, theo đúng nhiệm vụ ngoại giao phục vụ kinh tế đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt; phù hợp với pháp luật Việt Nam, tuân thủ các quy định về quản lý tài chính hiện hành, quy định về quản lý tài chính Quỹ và quy chế về tổ chức, hoạt động của Quỹ.

b) Thủ trưởng cơ quan sử dụng Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý sử dụng kinh phí và tính hợp pháp của chứng từ chi tiêu. Do tính chất đặc thù những khoản chi cho công tác ngoại giao kinh tế như hoạt động vận động đối tác, mua thông tin có giá trị, hoặc các khoản chi đặc biệt khác trong trường hợp không thể có chứng từ chi (biên nhận, hóa đơn) thì khi lập phiếu chi từ Quỹ phải có đủ chữ ký của Thủ trưởng hoặc người được Thủ trưởng cơ quan sử dụng Quỹ ủy nhiệm nhận tiền và kế toán. Người được ủy quyền thực hiện các hoạt động nói trên phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.

Các cơ quan sử dụng Quỹ không được chi tiêu kinh phí Quỹ cho các hoạt động không đúng quy định của Thông tư này.

Điều 8: Công tác kế toán và quản lý Quỹ

1. Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, hạch toán theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”.

2. Quỹ thực hiện hạch toán riêng phần hoạt động nghiệp vụ chi cho hoạt động quản lý của Quỹ.

3. Quỹ tổ chức hạch toán riêng để theo dõi các khoản đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại Văn phòng Quỹ.

4. Đồng tiền hạch toán Quỹ: Hạch toán, quyết toán bằng tiền đồng Việt Nam.

5. Trường hợp sử dụng bằng ngoại tệ: Bộ Tài chính cấp trực tiếp thì áp dụng tỷ giá hạch toán – kế toán của Bộ Tài chính công bố hàng tháng; trường hợp mua ngoại tệ tại ngân hàng thì thực hiện tỷ giá qui đổi ngoại tệ theo chứng từ ngân hàng tại thời điểm mua ngoại tệ.

6. Giám đốc Quỹ và Thủ trưởng các cơ quan sử dụng Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chi tiêu theo đúng chính sách, chế độ và quy định tại Thông tư này.

Quỹ có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ chi của các cơ quan sử dụng Quỹ, nhằm bảo đảm việc chi tiêu phải phù hợp với mục tiêu, nội dung công việc ngoại giao phục vụ kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7. Quỹ chấp hành các qui định hiện hành của nhà nước về kiểm tra, thanh tra các hoạt động tài chính của Quỹ. Các chứng từ, sổ kế toán được lưu theo quy định hiện hành và theo quy chế tài liệu mật.

Điều 9: Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/05/2011, thay thế Quyết định số 1009/QĐ-BTC ngày 30/03/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan sử dụng Quỹ thực hiện quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phản ánh kịp thời với Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư;
– Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– VP TW Đảng và các ban của Đảng;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– KTNN; VPBCĐTW PCTN;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan TW của các hội, đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Công báo;
– Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– Lưu: VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Trương Chí Trung

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 42/2011/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *