Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 40/2017/TT-BYT Điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm trên tàu biển Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 06/12/2017, Thông tư 40/2017/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 23/10/2017 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm, nước ăn uống và định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. Theo đó, ngoài việc tuân thủ các điều kiện VS, ATTP theo quy định tại Điều 10 của Luật an toàn thực phẩm thì thực phẩm tươi sống phục vụ bữa ăn cho các thuyền viên còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 40/2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN VỆ SINH, AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM,
NƯỚC ĂN UỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNGBỮA ĂN CỦA THUYỀN VIÊN
LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Khoản 4 Điều 67 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ – CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm, nước ăn uống và định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước ăn uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng là chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động của tàu biển Việt Nam.

Điều 2. Quy định vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm tươi sống

1. Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 10 của Luật an toàn thực phẩm.

2. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và được chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc với đặc tính của sản phẩm.

Tham khảo thêm:   Phim Hàn Quốc - Dưa Hấu Lấp Lánh

3. Chỉ những sản phẩm không bị dập nát, ôi thiu, hư hỏng mới được sử dụng làm thực phẩm.

4. Thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 3. Quy định vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến

1. Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 10 của Luật an toàn thực phẩm.

2. Còn hạn sử dụng, bao gói không bị thủng rách, sản phẩm không bị dập nát, ẩm mốc, hư hỏng.

3. Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn:

a) Phải có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

b) Có đủ các thông tin trên nhãn sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

c) Phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

Điều 4. Quy định vệ sinh, an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

1. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

2. Có đủ các thông tin trên nhãn sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

3. Phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

4. Còn hạn sử dụng, trong danh mục cho phép, đúng liều lượng, đúng đối tượng thực phẩm; bao gói không bị thủng rách, sản phẩm không bị ẩm, mốc, hư hỏng.

Điều 5. Quy định vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm chín, thức ăn ngay

Tham khảo thêm:   Đề thi Cao học trường Đại học kinh tế Quốc Dân năm 2012 - Môn Tiếng anh (Có đáp án) Đề thi Cao học tiếng Anh

1. Phải được che đậy hợp vệ sinh, chống được ruồi, nhặng, bụi bẩn, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại.

2. Phải có biện pháp gia nhiệt bảo đảm an toàn trước khi ăn uống đối với thực phẩm chín, thức ăn ngay khi để quá 4 giờ từ khi chế biến xong.

Điều 6. Quy định vệ sinh, an toàn đối với nước ăn uống

1. Nước ăn uống, nước đá dùng liền được sản xuất và sử dụng ngay trên tàu biển phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

2. Nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền sử dụng trên tàu biển:

a) Phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

b) Có đủ các thông tin trên nhãn sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

c) Phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

Điều 7. Định lượng bữa ăn đối với thuyền viên

1. Định lượng năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày đối với thuyền viên: Đối với nam giới từ 2.926 Kcal/ngày đến 3.234 Kcal/ngày; đối với thuyền viên là nữ giới từ 2.486 Kcal/ngày đến 2.574 Kcal/ngày. Số lượng, loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày quy đổi dựa theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế ban hành.

2. Năng lượng từ các thành phần dinh dưỡng protein, lipid, glucid trong khẩu phần ăn hàng ngày chiếm các tỷ lệ tương ứng là 13-20%, 20-25% và 55-67%; bảo đảm cân đối đủ các thành phần dinh dưỡng và các vitamin, khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày.

3. Số lượng bữa ăn, định lượng thực phẩm mỗi bữa ăn và có khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn trong ngày phù hợp với điều kiện làm việc trên tàu biển; tối thiểu phải có 03 bữa ăn trong ngày (1 bữa phụ và 2 bữa chính) trong điều kiện bình thường.

4. Lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thức ăn phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.

5. Thực đơn cần thay đổi món ăn giữa các bữa trong ngày; lên thực đơn theo tuần để chủ động bảo đảm đủ số lượng thực phẩm theo khẩu phần ăn, đáp ứng yêu cầu điều kiện bảo quản thực phẩm và chế biến thức ăn cho thuyền viên.

Tham khảo thêm:   Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTTTT

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của chủ tàu, cơ quan quản lý tàu biển và thuyền viên:

a) Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước ăn uống, định lượng khẩu phần ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển quy định tại Thông tư này.

b) Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để được hướng dẫn và giải quyết.

2. Trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế):

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

b) Phối hợp với Cục Y tế giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) để giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện Thông tư.

3. Trách nhiệm của Cục Y tế giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải):

a) Phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2017

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để được xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
– Y tế các Bộ ngành;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ Y tế;
– Lưu: VT, PC (02), ATTP(02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 40/2017/TT-BYT Điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm trên tàu biển Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *