Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 39/2018/TT-BCT Quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 30/10/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Theo đó, quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:

  • Trước khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
  • Trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 39/2018/TT-BCT Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018

THÔNG TƯ 39/2018/TT-BCT

Quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân theo khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O;

2. Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

3. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

4. Thương nhân bao gồm:

a) Thương nhân đề nghị cấp C/O;

b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Thương nhân phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu;

d) Nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước) là Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương; cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nước nhập khẩu (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu) là cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan chức năng nước nhập khẩu.

3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động rà soát, đối chiếu, xác thực hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.

4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất là hoạt động kiểm tra, xác minh xuất xứ tại địa điểm kinh doanh, địa điểm sản xuất, địa điểm nuôi trồng hay đánh bắt và địa điểm khác của thương nhân nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.

5. Đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa là văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc diện nghi ngờ hoặc đề nghị phối hợp trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Điều 4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

1. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa khác với quy định tại Thông tư này, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định nước nhập khẩu.

Điều 5. Phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau:

1. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.

Chương II

KIỂM TRA HỒ SƠ, CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 6. Trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành

Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 93/2014/TT-BTC Hướng dẫn miễn lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú cho người được phép cư trú theo quy định của Thỏa thuận giữa Việt Nam - Lào

Điều 7. Nội dung kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước rà soát hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ hoặc do thương nhân lưu trữ và yêu cầu thương nhân cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan để xác thực nội dung sau:

1. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp C/O, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp C/O.

2. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thẩm quyền của cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu.

3. Tính đầy đủ, hợp lệ trong việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

4. Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.

5. Thông tin, chứng từ, tài liệu khác liên quan phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Điều 8. Trình tự kiểm tra hồ sơ C/O, Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đã cấp

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp được thực hiện theo trình tự sau:

a) Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra kèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sao gửi Bộ Công Thương kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình không muộn hơn 10 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định để làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gia hạn. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

c) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định nước nhập khẩu.

d) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra.

b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho Bộ Công Thương trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời văn bản yêu cầu kiểm tra, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Điều 9. Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra kèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa:

– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gửi văn bản nhắc lại đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 7 vòng 12 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán qua mạng lớp 7 có đáp án

c) Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.

đ) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

e) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi thông báo này bằng văn bản cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra.

b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Điều 10. Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu được thực hiện như sau:

a) Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Chương III

KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

Điều 11. Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất

Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

Tham khảo thêm:   Viết: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 7

1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:

a) Trước khi cấp C/O;

b) Trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

Điều 12. Nội dung kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất để thu thập và xác thực nội dung sau:

1. Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.

2. Sự tồn tại của cơ sở sản xuất, trụ sở văn phòng phù hợp với thông tin đăng ký hồ sơ thương nhân.

3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường nhập khẩu nguyên liệu, thị trường xuất khẩu hàng hóa trước thời điểm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

4. Năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, địa điểm lưu kho, nhân công.

5. Thông tin về hàng hóa, nguyên liệu, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

6. Việc lưu trữ, xuất trình và giải trình hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành và chứng từ khác liên quan.

Điều 13. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất trước và sau khi cấp C/O

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh, nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

c) Tổ công tác và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

d) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh, nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh:

– Chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Thời gian kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất không tính vào thời gian xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O tại cơ quan, tổ chức cấp C/O;

– Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

c) Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

d) Cơ quan, tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất:

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 39/2018/TT-BCT Quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *