Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH Bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

Số: 36/2012/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

BAN HÀNH BỔ SUNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 04 năm 2007;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,

Điều 1.

1. Ban hành bổ sung danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”, chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

2. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 2.

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều 1, Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 128 sách Kết nối tri thức tập 2

Điều 3.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;
– Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt;
– Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Đăng Công báo;
– Website của Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, Cục ATLĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Bùi Hồng Lĩnh

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV)
(ban hành kèm theo Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

A. Khai khoáng

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Đội viên cứu hộ mỏ.

Nghề đặc biệt nguy hiểm.

2

Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2

3

Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,…).

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất.

Điều kiện lao động loại V

1

Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp lộ thiên, bán lộ thiên.

Công việc thủ công, nóng, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, thiếu dưỡng khí.

2

Vận hành các thiết bị tuyển quặng kim loại màu bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển trọng lực, tuyển từ (hóa, tách, ngâm, chiết,…)

Chịu tác động tiếng ồn cao, bụi, độc hóa chất, asen, oxit kim loại…

3

Vận hành các thiết bị phụ trợ trong công nghệ luyện kim (đồng, kẽm, thiếc, Vonfram, Titan, Crom,…) bằng phương pháp thủy, hỏa luyện.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, hóa chất.

4

Nhân viên, công nhân giám sát an toàn trong hầm lò; công nhân vận hành, sửa chữa các thiết bị trong hầm lò; vận hành và phụ tàu điện, tàu ắc quy trong hầm lò; vận hành, sửa chữa, nạp ắc quy trong hầm lò; nghiệm thu các sản phẩm trong hầm lò; thủ kho các loại trong hầm lò; bảo vệ kho trong hầm lò; quét dọn hầm vệ sinh, nạo vét bùn trong hầm lò; vận chuyển vật liệu trong hầm lò; trực gác tín hiệu trong hầm lò; phục vụ bồi dưỡng trong hầm lò; lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò; vận hành trạm mạng trong hầm lò; trực gác cửa gió trong hầm lò; đo khí, đo gió trong hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than và khí CO2.

5

Công nhân điện phân (chăm sóc, ra vào các tấm dương cực, âm cực, bùn…), sản xuất đồng thỏi.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, nhiều loại hơi khí độc, nguy cơ bị bỏng hơi axit cao.

6

Thao tác xử lý bùn điện phân, thu hồi kim loại quý trong sản xuất kim loại màu.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, oxit kim loại…

7

Sửa chữa lò nấu luyện sản xuất kim loại màu.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, oxit kim loại…

8

Vệ sinh công nghiệp trong sản xuất kim loại màu

Công việc thủ công, nóng, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, và các hơi khí độc, dung môi khác

B. Hóa chất

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4).

Làm việc trên cao, cạnh lò nóng, tiếp xúc trực tiếp với bụi (đá Quắc zit, Apatit, than cốc) và khí độc (CO, P2O5, PH3, HF, P4…) ồn và dễ bị nhiễm độc, dễ cháy nổ.

Điều kiện lao động loại V

1

Sản xuất, đóng bao Al(OH)3.

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc NaOH, hơi ẩm, bụi ở nhiệt độ cao.

2

Vận hành băng tải cấp lưu huỳnh, vận hành lò đốt lưu huỳnh để sản xuất axit H2SO4.

Tiếp xúc thường xuyên nóng, ồn, nồng độ SO2, khí H2S cao.

3

Vận hành cầu trục đảo trộn supe lân.

Tiếp xúc thường xuyên với bụi, ồn, nồng độ Flo, khí H2S rất cao.

4

Công nhân sản xuất muối ZnCl2.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, khí độc CO, HCl, H2S.

Điều kiện lao động loại IV

1

Công nhân lò đốt than trong Công nghệ sản xuất hóa chất.

Lao động thủ công, tiếp xúc thường xuyên với bụi, nóng, nồng độ khí CO2, khí SO2 cao.

2

Công nhân sản xuất Na2SiO3.

Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi Silic, sôđa (Na2CO3).

3

Công nhân sản xuất Poly aluminium clorua (P.A.C), sản xuất CaCl2.

Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, khí HCl.

C. Hải quan

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành máy soi, chiếu hành lý, hàng hóa.

Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường.

2

Vận hành máy soi, chiếu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường.

3

Giám sát tàu biển.

Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

4

Giám sát bãi container chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

5

Giám sát sân đỗ máy bay tại các sân bay quốc tế.

Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

6

Sử dụng tàu cao tốc kiểm soát Hải quan tuần tra chống buôn lậu trên biển và tàu dầu phục vụ chống buôn lậu trên biển (Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng; Thủy thủ phục vụ trên tàu).

Chịu tác động của sóng, gió, tiếng ồn, rung, nóng tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu.

7

Huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma túy, vũ khí, chất nổ và phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh từ chó nghiệp vụ, phân rác và các vi khuẩn gây bệnh.

8

Phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc và sử dụng các loại hóa chất).

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc, ồn và bụi hóa chất.

9

Thủ kho và bảo quản hóa chất phục vụ việc phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của hóa chất độc, bụi hóa chất.

D. Giao thông vận tải

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Trực tiếp làm việc trong Hầm đường bộ Hải Vân (vận hành máy, thiết bị; phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng, vệ sinh hầm; đảm bảo an toàn giao thông, hướng dẫn lánh nạn).

Chịu tác động của từ trường lớn do có sự cộng hưởng từ các thiết bị điện; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc, bụi; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127m so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm; làm việc trong điều kiện thiếu dưỡng khí, dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

2

Nhân viên điều độ chạy tàu (Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm).

Công việc rất phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Vận hành cần trục giàn cầu tầu.

Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.

4

Vận hành cần trục chân đế.

Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.

5

Vận hành cần trục bánh lốp.

Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

6

Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container.

Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

7

Vận hành xe nâng hàng bách hóa (không phải Container).

Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương

8

Lái xe vận tải trong dây chuyền xếp dỡ.

Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

9

Bốc xếp thủ công.

Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH Bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tháo lắp máy tính xách tay Cách sử dụng máy tính xách tay

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *