Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 34/2017/TT-BTNMT Quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 34/2017/TT-BTNMT vào ngày 04/10/2017 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó, việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi không yêu cầu Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH nhưng một lần vận chuyển không được vượt quá số lượng quy định. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Thông tư 34/2017/TT-BTNMT tại đây.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 34/2017/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI, XỬ LÝ SẢN PHẨM THẢI BỎ

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 13 Điều 5 và Khoản 1 Điều 9 của Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (sau đây viết tắt là Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Hình thức, số lượng và vị trí điểm thu hồi

1. Điểm thu hồi được thiết lập theo các hình thức sau:

a) Điểm thu hồi cơ sở: là địa điểm được thiết lập cố định để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ trực tiếp từ người tiêu dùng;

b) Điểm thu hồi tập trung: là địa điểm được thiết lập cố định để tập trung, lưu giữ các sản phẩm thải bỏ được chuyển đến từ các điểm thu hồi khác và có thể tiếp nhận trực tiếp sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng;

c) Điểm thu hồi không cố định: là địa điểm lưu động do nhà sản xuất thiết lập hoặc phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập trong các cuộc phát động, tuyên truyền để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng.

2. Hệ thống các điểm thu hồi được thiết lập với số lượng, vị trí điểm thu hồi dựa vào các căn cứ sau:

a) Số lượng sản phẩm đã bán ra thị trường Việt Nam;

b) Hệ thống phân phối sản phẩm của nhà sản xuất;

c) Khoảng cách tới cơ sở xử lý, tái chế sản phẩm thải bỏ dự kiến.

3. Nhà sản xuất căn cứ vào các nội dung nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và các điều kiện khác (nếu có) để tự quyết định số lượng, hình thức điểm thu hồi và xây dựng lộ trình thiết lập các điểm thu hồi phù hợp.

Điều 4. Yêu cầu kỹ thuật điểm thu hồi

1. Điểm thu hồi cơ sở và điểm thu hồi tập trung phải đáp ứng yêu cầu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Công văn 6058/BKHĐT-GSTĐĐT Về việc báo cáo về thực trạng công tác giám sát và đánh giá đầu tư

2. Điểm thu hồi không cố định phải đảm bảo lưu giữ an toàn, không rò rỉ, tràn đổ sản phẩm thải bỏ ra môi trường.

3. Biển báo, dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa tại điểm thu hồi thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Quy trình quản lý điểm thu hồi

1. Nhà sản xuất phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở để tuân thủ các quy trình quản lý sau:

a) Phải kê khai, sử dụng chứng từ chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) với vai trò đại diện chủ nguồn thải khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho cơ sở xử lý CTNH có chức năng phù hợp. Nhà sản xuất và chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở có thể thỏa thuận với nhau về việc đứng tên với vai trò đại diện chủ nguồn thải khi kê khai, sử dụng chứng từ CTNH;

b) Phải sử dụng Sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi tập trung, khi chuyển giao cho nhà sản xuất khác tiếp nhận lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;

c) Trường hợp chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở không phải là đối tượng phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì khi thiết lập điểm thu hồi không phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH đối với hoạt động thu hồi sản phẩm thải bỏ là CTNH;

d) Thực hiện trách nhiệm báo cáo thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

2. Nhà sản xuất phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung để tuân thủ các quy trình quản lý sau:

a) Phải sử dụng sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi cơ sở hoặc các điểm thu hồi không cố định, khi chuyển giao cho nhà sản xuất khác tiếp nhận lại những sản phẩm thải bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;

b) Phải kê khai, sử dụng chứng từ CTNH với vai trò đại diện chủ nguồn thải CTNH khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho đơn vị xử lý CTNH;

c) Phải tuân thủ theo các quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và tiêu hủy chúng khi xuất khẩu sản phẩm thải bỏ là CTNH ra nước ngoài để xử lý, tái chế;

d) Thực hiện trách nhiệm báo cáo thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

3. Nhà sản xuất khi thực hiện thu hồi sản phẩm thải bỏ tại các điểm thu hồi không cố định phải tuân thủ các quy trình quản lý sau:

a) Phải sử dụng Sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ thu hồi được cho các điểm thu hồi tập trung hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;

b) Phải sử dụng chứng từ CTNH với vai trò đại diện chủ nguồn thải CTNH khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho các cơ sở xử lý CTNH có chức năng phù hợp.

Tham khảo thêm:   Công văn 2552/2013/BNN-HTQT Hoạt động phòng chống cúm gia cầm, phòng ngừa đại dịch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở Việt Nam

Điều 6. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ

1. Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như sau:

a) Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quản lý CTNH, trừ trường hợp thu gom, vận chuyển từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi;

b) Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ điểm thu hồi tập trung đến các cơ sở xử lý phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS.

2. Yêu cầu đối với việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ như sau:

a) Thời gian tối đa lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi tập trung là 06 tháng kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp phải lưu giữ quá thời gian 06 tháng do chưa tìm được chủ xử lý, tái chế chất thải phù hợp để chuyển giao thì phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đặt điểm thu hồi tập trung về chủng loại, số lượng sản phẩm thải bỏ lưu giữ;

b) Việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi cơ sở không giới hạn về thời gian lưu giữ nhưng không vượt quá số lượng tối đa được phép lưu giữ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi không yêu cầu Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH nhưng một lần vận chuyển không được vượt quá số lượng tối đa (đối với một phương tiện vận chuyển) như sau:

a) 100 kg hoặc 50 sản phẩm thải bỏ, tùy điều kiện nào đến trước, đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện tử cỡ nhỏ (máy tính, màn hình, CPU, máy in, máy fax, máy scan, máy chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa, đầu đọc) và pin, ắc quy thải, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải;

b) 01 sản phẩm thải bỏ đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện, điện tử cỡ lớn (máy photocopy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa) và ô tô, xe máy;

c) 20 lít đối với dầu nhớt thải;

d) Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH với số lượng vượt quá quy định tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

4. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến điểm thu hồi tập trung được quy định như sau:

a) Được thực hiện bởi các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp;

b) Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

5. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến các cơ sở xử lý, tái chế phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

6. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường không yêu cầu Giấy phép và không giới hạn số lượng cho một lần vận chuyển nhưng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về quản lý chất thải thông thường.

7. Các phương tiện thải bỏ là ô tô, xe máy còn khả năng sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể chuyển đến điểm thu hồi bằng cách tự vận hành chính các phương tiện đó.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ giáo dục thường xuyên - môn Sinh học (Mã đề 852)

8. Trường hợp nhà sản xuất thiết lập các chương trình, dự án để trực tiếp thu gom sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng, việc vận chuyển về điểm thu hồi tập trung hoặc về cơ sở xử lý, tái chế được thực hiện theo các hình thức sau:

a) Do các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thực hiện;

b) Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

9. Sản phẩm thải bỏ sau khi thu hồi phải được quản lý và xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg.

Điều 7. Báo cáo về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

1. Nhà sản xuất có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Tổng cục Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

2. Chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (B) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

3. Chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở (trừ trường hợp các chủ sở hữu hoặc điều hành thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 Thông tư này) có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (C) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

4. Cơ sở thu gom, xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (D) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đặt cơ sở xử lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

5. Các chứng từ CTNH, Sổ giao nhận được kê khai, sử dụng theo quy định tại Thông tư này được gửi kèm với báo cáo của các nhà sản xuất, chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung, điểm thu hồi cơ sở và báo cáo của cơ sở thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định tại Điều này; trường hợp các chủ sở hữu hoặc điều hành thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 Thông tư này thì chứng từ CTNH, Sổ giao nhận được lưu tại điểm thu hồi.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 34/2017/TT-BTNMT Quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *