Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 31/2019/TT-NHNN Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 30/12/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 31/2019/TT-NHNN về việc quy định hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.

Theo đó, tổ chức tài chính vi mô được mở thêm các tài khoản cấp 4 và cấp 5 đối với một số loại tài khoản về tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, các khoản đầu tư, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, các khoản nợ chờ xử lý. Việc hạch toán trên các tài khoản này được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 31/2019/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ 31/2019/TT-NHNN

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về các tài khoản kế toán cấp 2, cấp 3; phương pháp hạch toán trên các tài khoản thuộc hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mô.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức tài chính vi mô (sau đây gọi tắt là TCTCVM) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 3. Phương pháp hạch toán, kế toán

1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:

a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;

b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ – Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.

Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ – Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ – Có);

c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ – Có – Số dư Nợ).

2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:

a) TCTCVM được lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này hoặc mở tài khoản chi tiết phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và theo yêu cầu quản lý của TCTCVM;

b) Việc mở tài khoản chi tiết phải đảm bảo:

– Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;

– Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;

– Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và NHNN;

c) Trường hợp TCTCVM lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này, TCTCVM thực hiện như sau:

– Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Nội dung tài khoản chi tiết thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.

– Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:

+ Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp;

+ Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.

Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.

Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99.

Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999.

Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấu chấm (.) để phân biệt.

Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.

– Việc mở tài khoản chi tiết để hạch toán, theo dõi theo từng đối tượng kế toán cụ thể được quy định tại phần hạch toán chi tiết của từng tài khoản tổng hợp quy định tại Thông tư này.

3. Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ:

a) Khái niệm “trong nước” và “nước ngoài” quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán TCTCVM được hiểu theo khái niệm “người cư trú” và “người không cư trú” quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13/12/2005 (đã được sửa đổi, bổ sung);

b) Khi phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ:

– Quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 Điểm này để hạch toán vào các tài khoản trong bảng cân đối kế toán theo quy định tại nội dung kết cấu tài khoản tài sản, công nợ bằng ngoại tệ. Phần chênh lệch tỷ giá phát sinh hạch toán vào tài khoản 641 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.

– Hạch toán trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán đối với số nguyên tệ (tài khoản 911- Các công nợ bằng ngoại tệ hoặc tài khoản 912 – Các tài sản bằng ngoại tệ). Ngoài ra, kế toán có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo dõi từng loại nguyên tệ.

– Tỷ giá hạch toán:

+ Tỷ giá hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ là tỷ giá mua, bán thực tế thỏa thuận trên hợp đồng mua, bán ngoại tệ;

+ Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để hạch toán bên Nợ (Ghi Nợ) các tài khoản phản ánh tài sản bằng ngoại tệ; hạch toán bên Có (Ghi Có) các tài khoản phản ánh nợ phải trả bằng ngoại tệ; hạch toán vào các tài khoản phản ánh doanh thu, tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu (nếu có), tài khoản phản ánh chi phí là tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay của đồng ngoại tệ đó tại ngân hàng thương mại mà TCTCVM thường xuyên có giao dịch do TCTCVM tự xác định (sau đây gọi tắt là tỷ giá giao ngay) tại ngày nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán bên có (Ghi Có) các tài khoản phản ánh tài sản bằng ngoại tệ; hạch toán bên Nợ (Ghi Nợ) các tài khoản phản ánh nợ phải trả bằng ngoại tệ là tỷ giá bình quân gia quyền. Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị (theo đồng Việt Nam) của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm;

c) Định kỳ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính (cuối quý, năm) TCTCVM phải đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý, năm của ngân hàng thương mại mà TCTCVM thường xuyên có giao dịch (do TCTCVM tự xác định). Phần chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hạch toán vào tài khoản 641 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.

Chương II

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 4. Tài khoản 101- Tiền mặt

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại TCTCVM. Chỉ phản ánh vào Tài khoản 101 “Tiền mặt” số tiền mặt thực tế nhập, xuất, tồn quỹ;

b) Khi tiến hành nhập, xuất tiền mặt phải có chứng từ nộp, rút tiền mặt như giấy nộp tiền, lĩnh tiền, hoặc phiếu thu, phiếu chi, séc lĩnh tiền,… và chứng từ phải có đủ chữ ký theo quy định của Luật kế toán và quy định của pháp luật liên quan;

c) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm;

d) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt, mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt. Định kỳ, cuối mỗi ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch;

đ) Các khoản tiền mặt do đơn vị khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại TCTCVM được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.

2. Tài khoản 101 có các tài khoản cấp 2, cấp 3 sau:

Tài khoản 1011 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại các TCTCVM.

Tài khoản 10111 – Tiền mặt tại đơn vị

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ tiền mặt của các TCTCVM.

Bên Nợ: – Các khoản tiền mặt nhập quỹ.

– Số tiền mặt thừa tại quỹ phát hiện khi kiểm kê.

Bên Có: – Các khoản tiền mặt xuất quỹ.

– Số tiền mặt thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền mặt tại quỹ tiền mặt hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết:

Mở 02 tài khoản chi tiết: – Tiền mặt đã kiểm đếm.

– Tiền mặt thu theo túi niêm phong.

Tài khoản 10112- Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt ở tại quỹ các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối tài khoản kế toán riêng).

Bên Nợ: – Số tiền mặt tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ.

– Các khoản thu tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ.

Bên Có: – Số tiền mặt do đơn vị hạch toán báo sổ nộp về quỹ nghiệp vụ.

– Các khoản chi tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền mặt hiện có tại đơn vị hạch toán báo sổ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị hạch toán báo sổ.

Tài khoản 10119 – Tiền mặt đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt xuất từ quỹ tiền mặt tại đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi. Trường hợp đơn vị nhận tiền đến nhận trực tiếp tại quỹ của mình thì TCTCVM không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.

Bên Nợ: – Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền.

Bên Có: – Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc Giấy báo của đơn vị nhận tiền).

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền đang vận chuyển trên đường của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến.

Tài khoản 1012 – Tiền mặt bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ tại TCTCVM. Việc mở và sử dụng tài khoản này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và quy định trong giấy phép hoạt động của TCTCVM.

Tài khoản 10121 – Ngoại tệ tại đơn vị

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của TCTCVM.

Bên Nợ: – Giá trị ngoại tệ nhập quỹ.

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

Bên Có: – Giá trị ngoại tệ xuất quỹ.

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

Số dư bên Nợ: – Phản ánh giá trị ngoại tệ tại quỹ hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ.

Điều 5. Tài khoản 110 – Tiền gửi tại NHNN

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi tại NHNN của TCTCVM;

b) Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

– Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của NHNN kèm theo các chứng từ gốc;

– Khi nhận được chứng từ của NHNN gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của TCTCVM, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của NHNN thì phải thông báo cho NHNN để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của NHNN. Số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 3629 “Các khoản phải thu khác” (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của NHNN) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 4629- “Các khoản phải trả khác” (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của NHNN). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.

2. Tài khoản 110 có các tài khoản cấp 2, cấp 3 sau:

Tài khoản 1101 – Tiền gửi tại NHNN bằng đồng Việt Nam

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile Royale Pass Season 17: Tất cả phần thưởng bị rò rỉ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của TCTCVM gửi tại NHNN.

Tài khoản 11011- Tiền gửi phong tỏa

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền gửi phong tỏa bằng đồng Việt Nam của TCTCVM gửi tại NHNN trong thời gian chưa được hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bến Nợ: – Số tiền gửi vào tài khoản phong tỏa.

Bên Có: – Số tiền được chuyển sang tài khoản thích hợp để hoạt động.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền đang gửi ở tài khoản phong tỏa tại NHNN của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 11012- Tiền gửi thanh toán

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam của TCTCVM gửi không kỳ hạn tại NHNN.

Bên Nợ: – Số tiền gửi vào NHNN.

Bên Có: – Số tiền TCTCVM lấy ra.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền đang gửi không kỳ hạn tại NHNN của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Điều 6. Tài khoản 121 – Các khoản đầu tư

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư của TCTCVM được phép đầu tư theo quy định của pháp luật. TCTCVM không được sử dụng tài khoản này trong trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc TCTCVM chưa được cấp phép về hoạt động đầu tư;

b) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư theo từng kỳ hạn, từng đối tượng nhận đầu tư, ngày phát hành, lãi suất, ngày đến hạn…;

c) TCTCVM phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu, chi phí phát sinh từ các khoản đầu tư theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán;

d) Việc trích lập và sử dụng dự phòng tổn thất đối với khoản đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Đối với các khoản đầu tư, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

2. Tài khoản 121 có các tài khoản cấp 2, cấp 3 sau:

Tài khoản 1211 – Trái phiếu Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại trái phiếu Chính phủ mà TCTCVM đang đầu tư.

Bên Nợ: – Giá trị trái phiếu Chính phủ TCTCVM mua vào.

Bên Có: – Giá trị trái phiếu Chính phủ TCTCVM bán ra.

– Giá trị trái phiếu Chính phủ được thanh toán tiền.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ hiện TCTCVM đang đầu tư.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại trái phiếu Chính phủ.

Tài khoản 1212 – Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ TCTCVM gửi tại các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD) khác.

Tài khoản 12121- Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại các TCTD

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam TCTCVM gửi tại các TCTD khác.

Bên Nợ: – Số tiền TCTCVM gửi vào các TCTD khác.

Bên Có: – Số tiền TCTCVM rút ra.

Số dư bên Nợ: – Số tiền của TCTCVM đang gửi tại các TCTD khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD nhận tiền gửi.

Tài khoản 12122 – Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các TCTD

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ TCTCVM gửi tại các TCTD khác.

Bên Nợ: – Giá trị ngoại tệ TCTCVM gửi vào các TCTD khác.

– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.

Bên Có: – Giá trị ngoại tệ TCTCVM rút ra.

– Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh giá trị ngoại tệ của TCTCVM đang gửi tại các TCTD khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD nhận tiền gửi.

Tài khoản 1218- Các khoản đầu tư khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư khác mà TCTCVM đang đầu tư.

Bên Nợ: – Giá trị các khoản đầu tư tăng.

Bên Có: – Giá trị các khoản đầu tư giảm.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh giá trị khoản đầu tư khác hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản đầu tư.

Tài khoản 1219- Dự phòng các khoản đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, xử lý và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ, các khoản đầu tư khác, TCTCVM phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về việc trích lập, xử lý và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định pháp luật.

Bên Nợ: – Số dự phòng của khoản đầu tư được sử dụng.

– Số dự phòng của khoản đầu tư được hoàn nhập.

Bên Có: – Số dự phòng của khoản đầu tư được trích lập.

Số dư bên Có: – Phản ánh số dự phòng tổn thất của khoản đầu tư hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở 01 tài khoản chi tiết.

Điều 7. Tài khoản 130- Tiền gửi tại các TCTD

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của TCTCVM gửi tại các TCTD trong nước;

b) Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của TCTD kèm theo các chứng từ gốc;

c) Khi nhận được chứng từ của TCTD gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của TCTCVM, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD thì phải thông báo cho TCTD để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của TCTD. Số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 3629 “Các khoản phải thu khác (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của TCTD) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 4629- Các khoản phải trả khác (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của TCTD). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.

2. Tài khoản 130 có các tài khoản cấp 2, cấp 3 sau:

Tài khoản 1301- Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ TCTCVM gửi tại các TCTD khác.

Tài khoản 13011- Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam TCTCVM gửi tại các ngân hàng thương mại.

Bên Nợ: – Số tiền TCTCVM gửi vào các NHTM.

Bên Có: – Số tiền TCTCVM rút ra.

Số dư bên Nợ: – Số tiền của TCTCVM đang gửi tại các NHTM khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng NHTM nhận tiền gửi.

Tài khoản 13012 – Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ TCTCVM gửi tại các ngân hàng thương mại.

Bên Nợ: – Giá trị ngoại tệ TCTCVM gửi vào các NHTM.

– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.

Bên Có: – Giá trị ngoại tệ TCTCVM rút ra.

– Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh giá trị ngoại tệ của TCTCVM đang gửi tại các NHTM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng NHTM nhận tiền gửi.

Điều 8. Tài khoản 201- Cho vay

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCTCVM cho khách hàng vay;

b) Tài khoản này không phản ánh các khoản cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác được hạch toán trên tài khoản 441 “Vốn nhận ủy thác cho vay”;

c) TCTCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất, theo từng đối tượng vay, số đã trả;

d) TCTCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCTCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay;

đ) TCTCVM thực hiện phân loại nợ các khoản cho vay khách hàng và hạch toán kế toán các khoản vay đã phân loại theo nhóm nợ đảm bảo đúng quy định hiện hành việc phân loại nợ áp dụng cho TCTCVM.

2. Tài khoản 201 có các tài khoản cấp 2 sau:

Tài khoản 2011- Cho vay ngắn hạn khách hàng tài chính vi mô

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTCVM cho khách hàng tài chính vi mô vay ngắn hạn.

Tài khoản 2011 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 20111- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 20112- Nợ cần chú ý

Tài khoản 20113- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 20114- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 20115- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 2011:

Bên Nợ: – Số tiền cho khách hàng vay.

– Chuyển từ tài khoản thích hợp sang.

Bên Có: – Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số tiền khách hàng đang nợ TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay tiền.

Tài khoản 2012- Cho vay trung hạn khách hàng tài chính vi mô

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTCVM cho khách hàng tài chính vi mô vay trung hạn.

Tài khoản 2012 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 20121- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 20122- Nợ cần chú ý

Tài khoản 20123- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 20124- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 20125- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2012 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2013- Cho vay dài hạn khách hàng tài chính vi mô

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTCVM cho khách hàng tài chính vi mô vay dài hạn.

Tài khoản 2013 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 20131- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 20132- Nợ cần chú ý

Tài khoản 20133- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 20134- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 20135- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2013 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2014- Cho vay ngắn hạn khách hàng khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTCVM cho khách hàng khác vay ngắn hạn.

Tài khoản 2014 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 20141- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 20142- Nợ cần chú ý

Tài khoản 20143- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 20144- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 20145- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2014 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2015- Cho vay trung hạn khách hàng khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTCVM cho khách hàng khác vay trung hạn.

Tài khoản 2015 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 20151- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 20152- Nợ cần chú ý

Tài khoản 20153- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 20154- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 20155- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2015 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2016- Cho vay dài hạn khách hàng khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTCVM cho khách hàng khác vay dài hạn.

Tài khoản 2016 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 20161- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 20162- Nợ cần chú ý

Tài khoản 20163- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 20164- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 20165- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2016 giống tài khoản 2011.

Điều 9. Tài khoản 251- Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCTCVM cho khách hàng trong nước vay theo mục đích chỉ định bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) TCTCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả;

c) TCTCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCTCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay, mục đích cho vay;

d) TCTCVM thực hiện phân loại nợ các khoản cho vay bằng nguồn vốn ủy thác và hạch toán kế toán các khoản vay đã phân loại theo nhóm nợ đảm bảo đúng quy định hiện hành việc phân loại nợ áp dụng cho TCTCVM.

2. Tài khoản 251 có các tài khoản cấp 2 sau:

Tài khoản 2511- Cho vay ngắn hạn bằng nguồn vốn của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay ngắn hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận của Chính phủ.

Tài khoản 2511 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25111- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25112- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25113- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25114- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25115- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2511 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2512- Cho vay trung hạn bằng nguồn vốn của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay trung hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận của Chính phủ.

Tài khoản 2512 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25121- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25122- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25123- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25124- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25125- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2512 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2513- Cho vay dài hạn bằng nguồn vốn của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay dài hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận của Chính phủ.

Tài khoản 2513 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25131- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25132- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25133- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25134- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25135- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2513 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2514- Cho vay ngắn hạn bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay ngắn hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước.

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi Soạn Địa 7 trang 135 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tài khoản 2514 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25141- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25142- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25143- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25144- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25145- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2514 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2515- Cho vay trung hạn bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay trung hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước.

Tài khoản 2515 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25151- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25152- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25153- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25154- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25155- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2515 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2516- Cho vay dài hạn bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay dài hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước.

Tài khoản 2516 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25161- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25162- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25163- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25164- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25165- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2516 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2517- Cho vay ngắn hạn bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay ngắn hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận trực tiếp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Tài khoản 2517 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25171- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25172- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25173- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25174- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25175- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2517 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2518 – Cho vay trung hạn bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay trung hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận trực tiếp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Tài khoản 2518 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25181- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25182- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25183- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25184- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25185- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2518 giống tài khoản 2011.

Tài khoản 2519- Cho vay dài hạn bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam TCTCVM cho khách hàng trong nước vay dài hạn bằng nguồn vốn ủy thác nhận trực tiếp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Tài khoản 2519 có các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 25191- Nợ đủ tiêu chuẩn

Tài khoản 25192- Nợ cần chú ý

Tài khoản 25193- Nợ dưới tiêu chuẩn

Tài khoản 25194- Nợ nghi ngờ mất vốn

Tài khoản 25195- Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 2513 giống tài khoản 2011.

Điều 10. Tài khoản 281- Các khoản nợ chờ xử lý

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho vay chờ xử lý, bao gồm: các khoản nợ có tài sản đảm bảo nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý; Các khoản nợ liên quan đến vụ án đang chờ xét xử;

b) TCTCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả;

c) TCTCVM chuyển các khoản nợ cho vay đang theo dõi tại tài khoản 201, 251 sang theo dõi tại tài khoản này để chờ xử lý.

2. Tài khoản 281 có các tài khoản cấp 2 sau:

Tài khoản 2811- Các khoản nợ đã có tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý

Tài khoản này để phản ánh các khoản nợ cho vay của khách hàng đã có tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nhưng chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cho TCTCVM (tài sản bảo đảm).

Bên Nợ: – Số nợ cho vay chờ xử lý tăng.

Bên Có: – Số nợ cho vay chờ xử lý giảm.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số nợ cho vay chưa thu được đã có tài sản bảo đảm đang chờ xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có khoản nợ chờ xử lý.

Tài khoản 2812- Các khoản nợ liên quan đến vụ án đang chờ xét xử

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ liên quan đến vụ án đang trong thời gian chờ xét xử của các cơ quan luật pháp. TCTCVM căn cứ hồ sơ vay nợ và các hồ sơ có liên quan để chuyển vào tài khoản này các khoản dư nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử.

Bên Nợ: – Số nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử tăng.

Bên Có: – Số nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử giảm.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử của các cơ quan luật pháp.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có khoản nợ liên quan đến vụ án đang trong thời gian chờ xét xử.

Điều 11. Tài khoản 291- Nợ cho vay được khoanh

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCTCVM cho các khách hàng vay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khoanh nợ cho các khoản nợ này không phải trả lãi;

b) TCTCVM mở sổ chi tiết theo từng khoản nợ cho vay được khoanh theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả.

2. Tài khoản 291 có các tài khoản cấp 2 sau:

2911- Cho vay ngắn hạn

2912- Cho vay trung hạn

2913- Cho vay dài hạn

3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 291:

Bên Nợ: – Số tiền cho vay đã được khoanh.

Bên Có: – Số tiền cho vay khách hàng trả nợ.

– Số tiền được chấp thuận cho xử lý.

Số dư bên Nợ: – Phản ánh số nợ cho vay được khoanh hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ cho vay được khoanh.

Điều 12. Tài khoản 299- Dự phòng rủi ro cho vay

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh việc TCTCVM lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTCVM;

b) Khoản dự phòng rủi ro cho vay để xử lý những tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, TCTCVM phải trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay, hạch toán vào chi phí của TCTCVM;

c) TCTCVM phải mở sổ chi tiết để theo dõi số dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ, từng khách hàng vay;

d) Việc trích lập, hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay và việc xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi phải theo quy định của pháp luật hiện hành về trích lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTCVM.

2. Tài khoản 299 có các tài khoản cấp 2, cấp 3 như sau:

2991- Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tài chính vi mô

29911- Dự phòng cụ thể

29912- Dự phòng chung

2992- Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác

29921- Dự phòng cụ thể

29922- Dự phòng chung

2993- Dự phòng rủi ro cho vay bằng nguồn vốn ủy thác

29931- Dự phòng cụ thể

29932- Dự phòng chung

2994- Dự phòng rủi ro các khoản nợ chờ xử lý

29941- Dự phòng cụ thể

29942- Dự phòng chung

2995- Dự phòng rủi ro nợ được khoanh

29951- Dự phòng cụ thể

29952- Dự phòng chung

3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 299:

Bên Nợ: – Sử dụng dự phòng để xử lý các khoản rủi ro cho vay.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Bên Có: – Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.

Số dư bên Có: – Phản ánh số dự phòng rủi ro cho vay hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Điều 13. Tài khoản 301- Tài sản cố định hữu hình

1. Nguyên tắc kế toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình của TCTCVM theo nguyên giá.

Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – Tài sản cố định hữu hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể:

a) TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do TCTCVM nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động khác phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Những TSCĐ có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Có giá trị theo quy định hiện hành.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập;

b) Giá trị TSCĐ phản ánh trên tài khoản 301 “Tài sản cố định hữu hình” theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng loại và từng TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình lắp đặt, chạy thử đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ.

+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: Là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các chi phí liên quan trực tiếp tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán.

+ Nguyên giá TSCĐ là bất động sản: Khi mua sắm bất động sản, đơn vị phải tách riêng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tài sản trên đất được ghi nhận là TSCĐ hữu hình; Giá trị quyền sử dụng đất được hạch toán là TSCĐ vô hình hoặc chi phí trả trước tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật.

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành.

+ Nguyên giá TSCĐ theo phương thức giao thầu: Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có).

+ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì TCTCVM căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng thực tế để hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính. Sau khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán điều chỉnh tăng, giảm vào nguyên giá TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

+ Trong cả hai trường hợp trên, nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí lắp đặt, chạy thử trừ giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử. TCTCVM không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự sản xuất.

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong trường hợp này không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ ở TCTCVM cấp, TCTCVM điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và các chi phí liên quan trực tiếp như vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Tham khảo thêm:   Thông tư 36/2018/TT-BTC Hướng dẫn lập dự toán quản lý kinh phí đào tạo cán bộ công chức

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí hoặc TCTCVM và người góp vốn thỏa thuận hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

– Nguyên giá TSCĐ do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng: Là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp; Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có);

c) Trường hợp mua TSCĐ gồm có nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải xác định tách biệt giá trị nhà cửa, vật kiến trúc để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (TK 301) và giá trị quyền sử dụng đất để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình (TK 302);

d) Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ;

đ) TCTCVM chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ và pháp luật liên quan;

e) Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định;

g) TSCĐ của TCTCVM giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận… Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

– Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

– TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu hoạt động, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, TCTCVM phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và lập Biên bản thanh lý TSCĐ. Căn cứ ghi sổ kế toán là Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ;

h) Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

– TSCĐ phát hiện thừa:

+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể.

+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.

+ Nếu TSCĐ thừa không thể xác định được chủ sở hữu thì ghi tăng thu nhập khác theo giá trị hợp lý của tài sản.

– TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán vào các tài khoản có liên quan;

i) TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ trên “Sổ Tài sản cố định”.

2. Tài khoản 301 có các tài khoản cấp 2 sau:

3011- Nhà cửa, vật kiến trúc

3012- Máy móc, thiết bị

3013- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

3014- Thiết bị, dụng cụ quản lý

3019- Tài sản cố định hữu hình khác

3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 301:

Bên Nợ: – Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa.

– Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.

– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Bên Có: – Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,…

– Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận.

– Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Số dư bên Nợ: – Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ hữu hình.

Điều 14. Tài khoản 302- Tài sản cố định vô hình

1. Nguyên tắc kế toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ vô hình của TCTCVM theo nguyên giá.

Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – Tài sản cố định vô hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể:

a) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do TCTCVM nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Khi một tài sản vô hình được thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này thì được xác định là TSCĐ vô hình;

b) Giá trị TSCĐ phản ánh trên tài khoản 302 “Tài sản cố định vô hình” theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng loại và từng TSCĐ vô hình. Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định như sau:

Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà TCTCVM phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

– Nguyên giá của TSCĐ vô hình do mua sắm trả tiền ngay, mua dưới hình thức thanh toán trả chậm, trả góp, mua dưới hình thức trao đổi, TSCĐ vô hình được cho, được biếu, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…. được xác định tương tự như TSCĐ hữu hình.

– Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…) hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vốn. Việc xác định TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

– Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho TCTCVM gồm: chi phí thành lập TCTCVM, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của TCTCVM mới thành lập, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo quy định hiện hành mà không ghi nhận là TSCĐ vô hình.

– Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

+ Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

+ Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể;

c) Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật;

d) Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ vô hình; tăng, giảm, nhượng bán thanh lý, phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê được thực hiện theo quy định về TSCĐ hữu hình.

đ) TSCĐ vô hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ vô hình và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ vô hình trên “Sổ Tài sản cố định”.

2. Tài khoản 302 có các tài khoản cấp 2 sau:

3021- Quyền sử dụng đất

3022- Phần mềm máy vi tính

3029- Tài sản cố định vô hình khác

3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 302:

Bên Nợ: – Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có: – Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ: – Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ vô hình.

Điều 15. Tài khoản 303- Tài sản cố định thuê tài chính

1. Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của TCTCVM theo nguyên giá;

b) Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 – Thuê tài sản:

– Thuê tài chính: Là hình thức thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

– Các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:

+ Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

+ Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;

+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

– Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thỏa mãn ít nhất một trong ba (3) điều kiện sau:

+ Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;

+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

+ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Riêng trường hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đất thì thường được phân loại là thuê hoạt động;

c) TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của TCTCVM nhưng TCTCVM có nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý và sử dụng như tài sản của TCTCVM;

d) Giá trị TSCĐ thuê tài chính phản ánh trên tài khoản 303 “Tài sản cố định thuê tài chính” theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng loại và từng TSCĐ thuê tài chính. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định như sau:

– Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm số thuế GTGT phải trả cho bên cho thuê.

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, TCTCVM có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

– Số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấu trừ được hạch toán như sau:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được thanh toán một lần ngay tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê thì nguyên giá tài sản thuê bao gồm cả thuế GTGT;

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được thanh toán từng kỳ thì được ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản mục chi phí khấu hao của tài sản thuê tài chính.

– Khoản nợ thuê tài chính phản ánh trên tài khoản thuộc khoản mục nợ phải trả không bao gồm thuế GTGT đầu vào.

– Không phản ánh vào tài khoản này giá trị của TSCĐ thuê hoạt động;

e) Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với TSCĐ thuê tài chính, định kỳ, bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí hoạt động, kinh doanh trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của TCTCVM. Nếu không chắc chắn là sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê;

g) TSCĐ thuê tài chính phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ thuê tài chính và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ thuê tài chính trên “Sổ Tài sản cố định”.

2. Tài khoản 303 có các tài khoản cấp 2 sau:

3031- Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính

3032- Tài sản cố định vô hình thuê tài chính

3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 303:

Bên Nợ: – Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng.

Bên Có: – Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của TCTCVM.

Số dư bên Nợ: – Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính hiện có của TCTCVM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ đi thuê tài chính.

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 31/2019/TT-NHNN Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *