Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài Lệ phí thuế môn bài mới nhất 2017 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn cụ thể các trường hợp được miễn lệ phí môn bài tại Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

– Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống của hộ gia đình, cá nhân để làm căn cứ miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

– Kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định thực hiện theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố định được xác định bao gồm cả những trường hợp:

  • Cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã đã nộp lệ phí môn bài;
  • Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn;
  • Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Những trường hợp nào được miễn lệ phí môn bài?

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Riêng các trường hợp miễn lệ phí môn bài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP xác định như sau:

Tham khảo thêm:   Nghị định 101/2017/NĐ-CP Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định.

Kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố định hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả trường hợp cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã đã nộp lệ phí môn bài theo quy định đối với hợp tác xã; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Tham khảo thêm:   Thông tư 35/2017/TT-BLĐTBXH Khai thác cơ sở dữ liệu người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Mức thu lệ phí môn bài

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tham khảo thêm:   Thông tư 80/2018/TT-BTC Hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay ODA

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Thông tư 302/2016/TT-BTC bãi bỏ Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC và thay thế Thông tư 96/2002/TT-BTC, Thông tư 113/2002/TT-BTC, Thông tư 42/2003/TT-BTC.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài Lệ phí thuế môn bài mới nhất 2017 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *