Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 27/2017/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô cứu thương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 25/09/2017, bắt đầu được áp dụng Thông tư 27/2017/TT-BYT về quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Theo đó, Thông tư quy định rõ tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên trong xe ô tô cứu thương:

– Cáng chính: Loại trượt, có dây đai an toàn, có bánh xe;

– Ghế cho nhân viên y tế;

– Tấm nhựa lót sàn xe: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng;

– Đèn chiếu sáng trong xe (phục vụ cấp cứu người bệnh);

– Móc treo dịch truyền;

– Hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt trang thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các trang thiết bị y tế, đựng thuốc, y dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng.

– Búa thoát hiểm…..

Nội dung Thông tư 27/2017/TT-BYT

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-

Số: 27/2017/TT-BYT

Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN VÀ SỬ DỤNG XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương, bao gồm:

a) Tiêu chuẩn xe ô tô cứu thương;

b) Sử dụng xe ô tô cứu thương.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

a) Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh;

b) Bệnh viện có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài Bệnh viện.

Điều 2. Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương

Xe ô tô cứu thương phải là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên ngoài xe ô tô cứu thương phải được gắn cố định, bao gồm:

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản giám sát công trình Biên bản kiểm tra công trình xây dựng

a) Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:

– Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).

– Tên, địa chỉ và số diện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

– Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên trong xe ô tô cứu thương:

a) Cáng chính: Loại trượt, có dây đai an toàn, có bánh xe;

b) Ghế cho nhân viên y tế;

c) Tấm nhựa lót sàn xe: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng;

d) Đèn chiếu sáng trong xe (phục vụ cấp cứu người bệnh);

đ) Móc treo dịch truyền;

e) Ổ cắm điện 12V;

g) Hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt trang thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các trang thiết bị y tế, đựng thuốc, y dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng.

h) Búa thoát hiểm;

i) Trường hợp một kíp cấp cứu ngoại viện thì trên xe ô tô cứu thương phải bảo đảm cơ số thuốc và trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương;

k) Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế, yêu cầu về mặt chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể trang bị thêm trang thiết bị y tế cần thiết khác để phục vụ chuyên môn, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc và dụng cụ phục vụ người bệnh.

Điều 3. Sử dụng xe ô tô cứu thương

1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;

Tham khảo thêm:   Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ

b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.

2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

4. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế – Bộ Y tế có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Làm đầu mối theo dõi xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành) trên địa bàn;

c) Chia sẻ số liệu theo dõi hằng năm về xe ô tô cứu thương với lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở;

b) Phải phân công, bố trí xe ô tô cứu thương thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích và bảo đảm kịp thời khi có yêu cầu sử dụng;

c) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và không được có hành vi hoặc quy định ngăn cản xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi thực hiện hoạt động vận chuyển người bệnh tại cơ sở của mình, kể cả trong trường hợp người bệnh hoặc gia đình người bệnh không sử dụng xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình mà thuê xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để vận chuyển.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.

Thông tư số 16/1998/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu, quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Tham khảo thêm:   Thẻ vô cực tháng 12 năm 2022 trong Free Fire: Mọi điều bạn cần biết

2. Các xe ô tô cứu thương đã sử dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng nhưng phải bảo đảm đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và quy định của Thông tư này trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.

3. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để xem xét, giải quyết./

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Công báo, cổng TTĐT Chính phủ);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp chỉ đạo);
– Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
– Y tế các Bộ, Ngành;
– Cổng TTĐT của Bộ Y tế;
– Lưu: VT, PC, TB-CT (02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

PHỤ LỤC

BỐ CỤC BẢNG THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Mẫu bố cục bảng thông tin:

LOGO

TÊN ĐƠN VỊ

Đia chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Số Giấy phép hoạt động KBCB:

2. Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ:

Nội dung

Kiểu chữ

Chiều cao chữ

Chiều dài cả dòng chữ

Logo đơn vị

Hình logo

18 cm X 18 cm

Tên đơn vị

Times New Roman (in hoa) kéo dãn

4,5 cm

40 cm

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Số Giấy phép hoạt động KBCB:

Times New Roman

2,5 cm

45 cm

Ghi chú: Chiều cao và chiều dài là kích thước tối thiểu.

3. Kích thước bảng thông tin: Chiều cao: 45 cm, chiều rộng: 50 cm

4. Chất liệu và cách dán bảng thông tin:

Thông tin đơn vị có thể được sơn trực tiếp trên hai cánh cửa xe hoặc được dán trực tiếp và cố định vào hai cánh cửa xe.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 27/2017/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô cứu thương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *