Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 26/2019/TT-BGTVT 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 01/8/2019, Bộ Giao thông Vận tải ra Thông tư 26/2019/TT-BGTVT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng và 05 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, mô tô, xe gắn máy.

Theo đó, Bộ Giao thông và Vận tải ban hành 01 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khác thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng và 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, mô tô, xe gắn máy:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô: QCVN 33:2019/BGTVT;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy: QCVN 47:2019/ BGTVT;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới QCVN 52:2019/BGTVT;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới QCVN 53:2019/ BGTVT;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện: QCVN 91:2019/BGTVT.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 26/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2019

THÔNG TƯ 26/2019/TT-BGTVT

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ Ô TÔ KHÁCH THÀNH PHỐ ĐỂ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN, SỬ DỤNG VÀ 05 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ TÙNG, LINH KIỆN Ô TÔ, MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng và 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, mô tô, xe gắn máy.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 06 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

Tham khảo thêm:   Bí quyết trang trí phòng khách hoàn hảo trong Minecraft

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô;

Mã số: QCVN 33:2019/BGTVT.

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy;

Mã số: QCVN 47:2019/BGTVT.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới;

Mã số: QCVN 52:2019/BGTVT.

4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới;

Mã số: QCVN 53:2019/BGTVT.

5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

Mã số: QCVN 82:2019/BGTVT.

6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện;

Mã số: QCVN 91:2019/BGTVT.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2019.

2. Thông tư này bãi bỏ các quy định sau:

a) Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 57/2011/TT-BGTVT ngày 17/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng của xe ô tô;

b) Thông tư số 40/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới và Yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới;

c) Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 52/2012/TT-BGTVT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng xe mô tô, xe gắn máy;

d) Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 82/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện;

e) Thông tư số 62/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan , tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tổng cục TCĐLCL-Bộ KHCN (để đăng ký);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
– Báo GT, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản vi phạm xây dựng

QCVN 33:2019/BGTVT

QUY KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GƯƠNG DÙNG CHO XE Ô TÔ

National technical regulation on mirrors for automobiles

Lời nói đầu

QCVN 33:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2019

QCVN 33:2019/BGTVT thay thế QCVN 33:2011/BGTVT.

QCVN 33:2019/BGTVT được biên soạn trên cơ sở QCVN 33:2011/BGTVT và tham khảo quy định UNECE No.46 Revision 6 (Supplement 2 to 04 series) có hiệu lực từ ngày 18 tháng 06 năm 2016.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GƯƠNG DÙNG CHO XE Ô TÔ

National technical regulation on mirrors for automobiles

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gương, camera-màn hình dùng cho xe ô tô được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa”.

1.1.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với gương, camera-màn hình lắp trên xe ô tô phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và các thiết bị quan sát khác có thể hiển thị cho người lái phạm vi quan sát như được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu gương, camera-màn hình; các cơ sở sản xuất lắp ráp, nhập khẩu ô tô và các tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với gương, camera-màn hình dùng cho xe ô tô.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Gương (Mirror) là bộ phận dùng để quan sát phía sau, bên cạnh hoặc phía trước xe trong phạm vi quan sát được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này bằng bề mặt phản xạ.

1.3.2. Camera-màn hình (CMS) là hệ thiết bị dùng để quan sát phía sau, bên cạnh hoặc phía trước xe trong phạm vi quan sát được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này bằng phương pháp kết hợp giữa camera-màn hình được định nghĩa như sau:

a) Camera (camera) là thiết bị ghi lại hình ảnh của thế giới bên ngoài và sau đó chuyển đổi hình ảnh này thành tín hiệu (ví dụ, tín hiệu video).

Tham khảo thêm:   Giáo án trọn bộ môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN mới nhất Trọn bộ giáo án môn Khoa học lớp 4

b) Màn hình (monitor) là thiết bị chuyển đổi tín hiệu thành các hình ảnh được thể hiện trong quang phổ mắt người nhìn thấy được .

1.3.3. Phạm vi quan sát (Field of vision) là khoảng không gian ba chiều quan sát được của người lái do gương, camera-màn hình cung cấp. Trừ khi có quy định khác phạm vi quan sát này là phạm vi nhìn thấy trên mặt đường bằng mắt của người lái ở vị trí làm việc bình thường.

1.3.4. Gương lắp trong (Interior mirror) là gương được lắp trong khoang lái của xe.

1.3.5. Gương lắp ngoài (Exterior mirror) là gương được lắp bên ngoài xe.

1.3.6. Gương quan sát (Surveillance mirror) là gương khác với gương được định nghĩa trong 1.3.1, có thể được lắp bên trong hay bên ngoài xe để có phạm vi quan sát khác với phạm vi quan sát nêu tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

1.3.7. Kiểu loại gương (Mirror type): các gương chiếu hậu được coi là cùng kiểu loại nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, dây chuyền sản xuất và không có sự khác biệt về các đặc tính kỹ thuật chính sau đây:

a) Các kích thước và bán kính cong của bề mặt phản xạ gương;

b) Kết cấu, hình dạng hay vật liệu chế tạo gương và các bộ phận liên kết với xe.

1.3.8. Kiểu loại camera-màn hình (Camera-monitor type): các camera-màn hình được coi là cùng kiểu loại nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, dây chuyền sản xuất và không có sự khác biệt về các đặc tính kỹ thuật chính sau đây:

a) Kết cấu, kiểu dáng thiết bị, chi tiết gắn vào thân xe (nếu thích hợp);

b) Loại thiết bị, phạm vi quan sát, độ phóng đại và độ phân giải.

1.3.9. Bán kính cong (r) (Average of the radius of curvature) là giá trị bán kính cong của bề mặt phản xạ gương được xác định theo công thức mô tả tại mục C.2 Phụ lục C của Quy chuẩn này.

1.3.10. Bán kính cong chính tại một điểm trên bề mặt phản xạ (ri) (Principal radius of curvature at one point on the reflecting surface (ri)) là giá trị đo được bằng thiết bị nêu trong Phụ lục C của Quy chuẩn này, đo trên cung tròn lớn nhất của bề mặt phản xạ đi qua tâm gương song song với đoạn “b” được định nghĩa trong 2.1.2 của Quy chuẩn này và đo trên cung vuông góc với nó.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 26/2019/TT-BGTVT 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *