Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh tổ chức bồi dưỡng đại học cao đẳng trung cấp sư phạm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học. Theo đó, quy chế mới tại Thông tư số 26/2016 có những thay đổi so với Quy chế về việc tuyển sinh, xét chọn và phân bổ vào trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học tại Thông tư 25/2010/BGDĐT như sau:

– Hình thức tuyển sinh hệ dự bị đại học là xét tuyển hoặc tuyển thẳng.
– Hệ dự bị đại học được xét tuyển sinh theo 02 phương thức là xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông hoặc xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông.
Đối với xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông thì thí sinh phải tốt nghiệp THPT, học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên trong 3 năm THPT, điểm trung bình ba môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12 từ 6,0 trở lên.
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia thì thí sinh phải tốt nghiệp THPT, tổng điểm không tính điểm ưu tiên của ba bài thi/môn thi từ 12,0 điểm trở lên và không có điểm liệt.

Nội dung Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 26/2016/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH, TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, XÉT CHỌN VÀ PHÂN BỔ VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; CAO ĐẲNG SƯ PHẠM, TRUNG CẤP SƯ PHẠM ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2017 và thay thế các quy định về tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học tại Thông tư số 25/2010/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; Hiệu trưởng các trường dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc, thủ trưởng các cơ sở giáo dục có hệ dự bị đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ (để b/c);
– Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để b/c);
– UB VHGD-TTNNĐ của Quốc hội (để b/c);
– Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (để t/h);
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ tư pháp);
– Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
– Như Điều 3;
– Công báo;
– Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

QUY CHẾ

TUYỂN SINH, TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, XÉT CHỌN VÀ PHÂN BỔ VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; CAO ĐẲNG SƯ PHẠM, TRUNG CẤP SƯ PHẠM ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về công tác tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với: trường dự bị đại học, trường dự bị đại học dân tộc (gọi chung là cơ sở dự bị đại học); các đại học, học viện, trường đại học (gọi chung là cơ sở giáo dục đại học), các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Chương II

CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 3. Hình thức và đối tượng tuyển sinh

1. Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh vào học hệ dự bị đại học bằng hình thức xét tuyển và tuyển thẳng.

2. Đối tượng được xét tuyển

Thí sinh thuộc đối tượng 01 của nhóm ưu tiên 1(ƯT1) và khu vực 1(KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

3. Đối tượng được tuyển thẳng

Thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người (theo quy định của Chính phủ) đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Điều 4. Các phương thức và điều kiện xét tuyển

Tham khảo thêm:   Công văn 889/TCHQ-GSQL Hoạt động thương mại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thí sinh tham dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ngay trong năm xét tuyển được đăng ký để xét tuyển vào học hệ dự bị đại học theo một trong các phương thức sau:

1. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông

Điều kiện xét tuyển:

a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên và kết quả xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên trong ba năm học trung học phổ thông;

c) Điểm trung bình chung của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6,0 trở lên;

2. Xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

Điều kiện xét tuyển:

a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Tổng điểm của ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12,0 điểm trở lên (không có bài thi/môn thi nào bị điểm liệt, theo quy định tại Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia).

Điều 5. Đăng ký và hồ sơ xét tuyển

1. Đăng ký xét tuyển

Thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện xét tuyển quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quy chế này được đăng ký xét tuyển vào học tại một cơ sở dự bị đại học, mỗi học sinh được đăng ký hai nguyện vọng (theo hai tổ hợp môn và ghi rõ thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2) theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho cơ sở dự bị đại học;

b) Khai hồ sơ theo yêu cầu phần mềm tuyển sinh (qua mạng internet đối với các cơ sở dự bị đại học có phần mềm tuyển sinh trực tuyến);

Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển. Các cơ sở dự bị đại học có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển với hồ sơ gốc.

2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

a) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông, hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học theo mẫu;

– Bản sao học bạ trung học phổ thông;

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia, hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học theo mẫu;

– Bản sao giấy chứng nhận kết quả thi do Hội đồng thi trung học phổ thông quốc gia cấp;

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

c) Đối với phương thức tuyển thẳng, hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học theo mẫu;

– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

Điều 6. Quy trình xét tuyển và triệu tập học sinh trúng tuyển

1. Hội đồng tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học căn cứ kế hoạch tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thực hiện quy trình xét tuyển theo các bước sau:

a) Thông báo tuyển sinh: cơ sở dự bị đại học công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển, các tổ hợp môn dùng để xét tuyển và đối tượng được tuyển thẳng;

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng (3 mẫu) Truyện ngắn Làng của Kim Lân

b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: cơ sở dự bị đại học tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của học sinh theo quy định, tiến hành nhập dữ liệu học sinh đăng ký xét tuyển theo từng tổ hợp môn dùng để xét tuyển;

c) Tổ chức xét tuyển, xác định điểm trúng tuyển: các cơ sở dự bị đại học căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của từng tổ hợp môn dùng để xét tuyển, sau khi trừ số học sinh được tuyển thẳng. Ban thư ký trình Hội đồng tuyển sinh xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển;

d) Nguyên tắc xét trúng tuyển:

– Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông: Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển trong học bạ năm học lớp 12;

– Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia: Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên);

Căn cứ số lượng học sinh đăng ký xét tuyển ở từng tổ hợp môn và chỉ tiêu được giao, Hội đồng tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học tổ chức xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trường hợp học sinh trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì không được xét ở nguyện vọng 2;

đ) Quyết định danh sách học sinh trúng tuyển, công khai và công bố trên website của trường.

2. Triệu tập học sinh trúng tuyển

a) Cơ sở dự bị đại học gửi giấy triệu tập học sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những lưu ý học sinh cần chuẩn bị khi nhập học và bản chính các giấy tờ theo yêu cầu tuyển sinh để đối chiếu;

b) Khi học sinh đến nhập học, các cơ sở dự bị đại học có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các bản sao không có chứng thực mà học sinh nộp trong hồ sơ với bản chính, ghi xác nhận “đã đối chiếu với bản chính” và ký, ghi rõ họ tên vào bản sao.

Điều 7. Kế hoạch tuyển sinh

1. Hằng năm, các cơ sở dự bị đại học căn cứ các quy định của Quy chế này, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, tình hình đội ngũ giáo viên và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học, nuôi dưỡng, xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau: đối tượng; phương thức tuyển sinh (phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh, từng tổ hợp môn xét tuyển, thời gian thu – nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thời gian công bố kết quả xét tuyển); tổ chức công tác tuyển sinh.

2. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở dự bị đại học nộp kế hoạch tuyển sinh hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh tổ chức bồi dưỡng đại học cao đẳng trung cấp sư phạm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *