Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 256/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp thẻ căn cước công dân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 256/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ căn cước công dân. Theo đó, có điểm mới đáng chú ý là các đối tượng sau đây phải đóng lệ phí 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân (Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 170/2015/TT-BTC thì đối tượng này không phải nộp lệ phí):

  • Công dân từ đủ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân.
  • Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân.

Một số điểm mới trong thông tư 256/2016/TT-BTC

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu lệ phí cấp Căn cước công dân và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

Điều 2. Người nộp lệ phí

Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên khi làm thủ tục cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí cấp Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Có em chờ

Điều 3. Tổ chức thu lệ phí

Tổ chức thu lệ phí cấp Căn cước công dân bao gồm:

1. Cục Cảnh sát Đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an);

2. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.

Điều 4. Mức thu lệ phí

1. Mức thu lệ phí cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

a) Công dân từ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân; đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi; chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

b) Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

c) Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

2. Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2018/TT-BTC Mức thu quản lý và sử dụng phí, lệ phí giống cây lâm nghiệp

Điều 5. Miễn lệ phí

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí:

1. Công dân dưới 16 tuổi đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại Căn cước công dân.

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

3. Cấp mới, đổi, cấp lại Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

4. Cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

5. Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.

Điều 6. Kê khai, nộp lệ phí

Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 7. Quản lý lệ phí

Tổ chức thu nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Anh thương em còn non dại

Điều 8. Kinh phí thực hiện sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân

1. Kinh phí thực hiện sản xuất, quản lý và cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan thực hiện sản xuất, quản lý và cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Kinh phí thực hiện việc sản xuất, quản lý và cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gồm:

a) Kinh phí mua vật liệu nhựa sản xuất thẻ Căn cước công dân cơ bản;

b) Kinh phí mua phoi bảo an sản xuất thẻ Căn cước công dân cơ bản;

c) Kinh phí gia công sản xuất thẻ Căn cước cơ bản;

d) Kinh phí chuyển phát trả thẻ Căn cước công dân;

đ) Kinh phí dịch vụ bảo trì, thay thế vật tư, linh kiện tiêu hao hệ thống máy in cá thể hóa;

e) Kinh phí bảo trì hệ thống tại trung ương;

g) Kinh phí bảo trì, sửa chữa hệ thống tại các địa phương;

h) Kinh phí in ấn biểu mẫu và các vật tư tiêu hao của hệ thống cấp thẻ Căn cước công dân tại trung ương và công an các địa phương;

n) Kinh phí vật liệu tiêu thụ in cá thể hóa thẻ Căn cước công dân;

o) Kinh phí văn phòng phẩm, dụng cụ vật tư văn phòng;

p) Kinh phí làm tăng giờ của người không hưởng lương;

q) Kinh phí tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật.

Thông tư 256/2016/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế cho Thông tư 170/2015/TT-BTC.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 256/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp thẻ căn cước công dân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *