Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 248/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 248/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2016 quy định về chế độ thu, mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí,lệ phí đối với các phương tiện vận tải biển khi ra, vào cảng, bến thủy nội địa (cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng).

Theo đó, Thông tư 248 nêu ra 04 trường hợp phương tiện được miễn phí, lệ phí gồm: Phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phương tiện của cơ quan hải quan đang làm nhiệm vụ; phương tiện của cơ quan thanh tra giao thông, cảng vụ đường thủy nội địa; Phương tiện tránh bão, cấp cứu, vận chuyển hàng hóa có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn hoặc chở khách dưới 13 ghế, vận chuyển phòng chống lụt bão.

Đối tượng chịu phí, lệ phí là các phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển (sau đây gọi là phương tiện) ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa đã được cơ quan nhà nước công bố cấp phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp các Phe phái và Nghề nghiệp trong Cờ Liên Quân

Tổ chức thu phí, lệ phí là các cảng vụ đường thủy nội địa, các cảng vụ hàng hải, bao gồm cả trường hợp cơ quan có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý cảng, bến thủy nội địa (bao gồm cả cảng, bến thủy do tổ chức, cá nhân đầu tư) theo quy định của pháp luật.

Mức thu phí áp dụng tại cảng, bến thủy theo thông tư 248/2016/TT-BTC

1. Mức thu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa như sau:

STT Nội dung khoản thu Mức thu
1 Phí trọng tải
a Lượt vào (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/tấn trọng tải toàn phần
b Lượt ra (kể cả có tải, không tải) 165 đng/tn trọng tải toàn phần
2 Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa
a Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn 5.000 đồng/chuyến
b Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế 10.000 đồng/chuyến
c Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 200 tấn đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế 20.000 đồng/chuyến
d Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên 30.000 đồng/chuyến
đ Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn 40.000 đồng/chuyến
e Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn 50.000 đồng/chuyến
3 Phí trình báo đường thủy nội địa
a Tàu biển, thủy phi cơ 100.000 đồng/lần
b Phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn; Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người 50.000 đồng/lần
Tham khảo thêm:   Thông tư 10/2020/TT-BGTVT Đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đường thủy nội địa

2. Đối với tàu biển vào, ra cảng bến thủy nội địa phải chịu phí, lệ phí (bao gồm cả phí bảo đảm hàng hải) theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải do Bộ Tài chính ban hành.

3. Trường hợp trong cùng một chuyến đi, phương tiện vào, ra nhiều cảng bến thủy nội địa thuộc cùng một đại diện Cảng vụ quản lý chỉ phải chịu một lần phí, lệ phí theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Phương tiện vào, ra cảng, bến không nhằm mục đích bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70% (bảy mươi phần trăm) mức thu phí trọng tải quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Đối với các phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa được quy đổi khi tính phí trọng tải như sau:

a) Phương tiện chuyên dùng: 01 mã lực hoặc sức ngựa tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần;

b) Phương tiện chở khách: 01 giường nằm tương đương với 06 ghế hành khách hoặc tương đương với 6 tấn trọng tải toàn phần; 01 ghế hoặc 01 hành khách tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần;

c) Đối với đoàn lai: tính bằng tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai;

d) Đối với tàu thủy ra, vào cảng, bến để sửa chữa, phá dỡ hoặc hạ thủy: tính bằng 50% trọng tải lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm;

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Toán - Đề 1 Đề kiểm tra môn Toán

đ) Trọng tải sau khi quy đổi là tấn: Phần lẻ dưới 0,5 tấn không tính, từ 0,5 tấn trở lên tính trong là 01 tấn;

e) Đối với phương tiện chở chất lỏng: 1 m3 được tính tương đương là 01 tấn tải trọng toàn phần;

g) Đối với thủy phi cơ: 01 mã lực (HP,CV) tính bằng 0,5 GT và 01 GT bằng 1,5 tấn trọng tải toàn phần.

Thông tư 248/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017, thay thế Thông tư 59/2016 về mức thu, nộp phí và lệ phí khi ra vào cảng, bến thủy nội địa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 248/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *