Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 24/2019/TT-BCT Quy định mới về thị trường bán buôn điện cạnh tranh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 01/01/2020 Thông tư 24/2019/TT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành ngày 14/11/2019 chính thức có hiệu lực.

Thông tư sửa đổi Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 24/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2019

THÔNG TƯ 24/2019/TT-BTC

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2019/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (sau đây gọi là Nghị định số 04/2019/NĐ-CP), gồm:

1. Xác định định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của: Cục, Vụ và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương; Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương;

2. Lấy ý kiến của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp về mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài;

3. Xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP.

Điều 3. Xác định định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương

Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi là đơn vị) thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 3: Lesson 5 Soạn Anh 4 Explore Our World (Cánh diều)

1. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này theo công thức sau:

Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung
(xe)

=

Số lượng đơn vị có số biên chế dưới 50 người
(đơn vị)

: 2

Trường hợp có kết quả dư (bằng 0,5) thì được làm tròn số thêm 01 xe. Ví dụ: Bộ A có 11 đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa xác định cho nhóm đơn vị này là 11 : 2 = 5,5, làm tròn lên là 06 xe.

2. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung xác định cho nhóm đơn vị này là bằng số lượng đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị.

Ví dụ: Bộ A có 7 đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa cho nhóm đơn vị này là 07 xe.

3. Đối với nhóm đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này tối đa 01 xe/01 đơn vị. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương xem xét, quyết định định mức sử dụng tối đa 02 xe/01 đơn vị trong các trường hợp:

a) Đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Đơn vị có phạm vi quản lý trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Đơn vị quy định tại khoản này trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô và bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác.

4. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa cho các Cục, Vụ và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương là tổng số xe ô tô được xác định theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 4. Xác định định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương

Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương (sau đây gọi là đơn vị) thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:

1. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này theo công thức sau:

Tham khảo thêm:   Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững Giải Sinh 10 trang 6 sách Cánh diều

Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung
(xe)

=

Số lượng các đơn vị có số biên chế dưới 50 người
(đơn vị)

: 3

Trường hợp có kết quả dư từ 0,5 trở lên thì được làm tròn số thêm 01 xe; trường hợp có kết quả dư dưới 0,5 thì làm tròn số xuống. Ví dụ:

– Tổng cục A có 10 đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa xác định cho nhóm đơn vị này là 10 : 3 = 3,33, làm tròn xuống là 03 xe;

– Tổng cục B có 11 đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa xác định cho nhóm đơn vị này là 11 : 3 = 3,67, làm tròn lên là 04 xe.

2. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của nhóm đơn vị này được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

3. Đối với nhóm đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Tổng cục theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này tối đa 01 xe/01 đơn vị.

4. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa cho các Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương là tổng số xe ô tô được xác định theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 5. Lấy ý kiến của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp về mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài

Việc lấy ý kiến của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp về mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP thực hiện như sau:

1. Khi đàm phán để ký kết văn kiện dự án viện trợ không hoàn lại mà nhà tài trợ yêu cầu phải mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì đàm phán dự án có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính (đối với cơ quan, đơn vị thuộc trung ương quản lý), của Sở Tài chính (đối với cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý).

2. Văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính (hoặc Sở Tài chính) cần ghi rõ các thông tin:

a) Sự cần thiết phải mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án;

b) Số lượng xe ô tô cần mua sắm;

c) Loại xe ô tô, giá mua xe ô tô (dự kiến);

d) Mục đích sử dụng xe ô tô;

đ) Tên đơn vị đăng ký xe ô tô;

e) Tên đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô;

f) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô được cấp có thẩm quyền quyết định.

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Lịch sử - Địa lí THCS Đáp án 33 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử - Địa lí Module 4

3. Căn cứ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô và đặc điểm thực tế của từng dự án viện trợ không hoàn lại; Bộ Tài chính (hoặc Sở Tài chính) xem xét, có ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất việc mua sắm xe ô tô đối với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp việc mua xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án viện trợ không hoàn lại chấp thuận thì tại Quyết định của cấp có thẩm quyền phải ghi rõ, đủ các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.

4. Việc đàm phán (nếu có), ký kết thỏa thuận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về đàm phán, ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế.

5. Khi kết thúc dự án, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô có trách nhiệm báo cáo, xử lý xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản dự án khi kết thúc.

Điều 6. Xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô

Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:

1. Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với công đoạn đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại được xác định như sau:

a) Hình thức khoán theo km thực tế:

Mức khoán (đồng/tháng)

=

Số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (km)

x

Số ngày làm việc thực tế trong tháng (ngày)

x

Đơn giá khoán (đồng/km)

Trong đó:

– Số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại là khoảng cách thực tế của lộ trình di chuyển ngắn nhất (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của chức danh nhận khoán;

– Số ngày làm việc thực tế trong tháng là số ngày chức danh nhận khoán thực tế làm việc tại cơ quan (bao gồm cả ngày làm thêm vào các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ, nếu phát sinh).

b) Hình thức khoán gọn:

Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng mức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của các chức danh nhận khoán. Mức khoán được xác định như sau:

Mức khoán (đồng/ tháng)

=

Số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (km)

x

Số ngày đưa đón bình quân hàng tháng (ngày)

x

Đơn giá khoán (đồng/km)

Trong đó:

– Số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại:

+ Trường hợp áp dụng đối với tất cả các chức danh: Được tính theo tổng số km thực tế ngắn nhất từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) của tất cả các chức danh nhận khoán chia (:) tổng số chức danh thuộc đối tượng khoán;

+ Trường hợp áp dụng đối với từng chức danh: Được tính theo số km thực tế ngắn nhất từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) của từng chức danh nhận khoán.

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 24/2019/TT-BCT Quy định mới về thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *