Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 232/2016/TT-BTC Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số vạch ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch bao gồm: Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch; Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch của các loại mã doanh nghiệp, mã địa điểm toàn cầu GLN, mã EAN-8; Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, duy trì sử dụng mã số mã vạch, đề nghị xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mã số mã vạch và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp phí cấp mã số mã vạch.

Mức thu phí cấp mã số mã vạch

1. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT Phân loại phí Mức thu (đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000
Tham khảo thêm:   Tự đánh giá: Cánh diều tuổi thơ Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 6

2. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT Phân loại phí Mức thu
1 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000 đồng/hồ sơ
2 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000 đồng/mã

3. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT Phân loại phí Mức thu
(đồng/năm)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Tham khảo thêm:   Quyết định 174/QĐ-TLĐ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII

Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Thông tư 232/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 232/2016/TT-BTC Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số vạch của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *