Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 23/2018/TT-BGDĐT Điều lệ hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 13/11/2018, Thông tư 23/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/09/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

Theo đó, thông tư ban hành Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua ngày 28/09/2018. Cụ thể, nội dung thi, bao gồm:

  • Khối lớp 10: Đội ngũ từng người không có súng; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; kỹ thuật mắc võng
  • Khối lớp 11: Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày; các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; ném lựu đạn xa trúng đích;
  • Khối lớp 12: Bắn súng tiểu liên AK bài 1 (tư thế nằm bắn có bệ tỳ); chạy vũ trang 800m, có vác súng tiểu liên AK (nam, nữ).

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 23/2018/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2018

THÔNG TƯ 23/2018/TT-BGDĐT

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2018 và thay thế Quyết định số 65/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy tắc các nội dung thi trong Hội thao giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh trung học phổ thông.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
– Hội đồng GDQP&AN Trung ương;

– Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
– Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Kiểm toán nhà nước;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Hội đồng GDQP&AN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Như Điều 3 (để thực hiện);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDQPAN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Mạnh Hùng

ĐIỀU LỆ

HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành theo Thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định về Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) trong trường trung học phổ thông, bao gồm: nội dung, hình thức thi; đối tượng và điều kiện tham dự Hội thao; thẩm quyền tổ chức Hội thao, Ban tổ chức, Ban thư ký, Ban giám khảo Hội thao; điều kiện và quy tắc các nội dung thi; cách tính kết quả và xếp hạng thành tích.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Cánh diều tập 2

2. Điều lệ này áp dụng đối với học sinh trong các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông (sau đây gọi là trường trung học phổ thông); tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục đích và yêu cầu tổ chức Hội thao

1. Mục đích tổ chức Hội thao

a) Nâng cao chất lượng môn học GDQPAN gắn liền học tập với hoạt động thực tiễn; tổ chức, quản lý thực hiện nội dung chương trình môn học GDQPAN trong các trường trung học phổ thông; đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện giữa nhà trường và các địa phương;

b) Phát hiện cá nhân và tập thể có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, từ đó có kế hoạch nhân rộng điển hình, đề ra những giải pháp thiết thực tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ GDQPAN những năm tiếp theo.

2. Yêu cầu tổ chức Hội thao

a) Các nội dung thi thuộc Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Tổ chức Hội thao phải nghiêm túc, khách quan, trung thực, an toàn và tiết kiệm.

Điều 3. Các cấp, thời gian và địa điểm tổ chức Hội thao

1. Hội thao cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, cấp sở được tổ chức 2 năm một lần, cấp toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần.

2. Thời gian tổ chức Hội thao do Hiệu trưởng, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định và được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học. Hội thao toàn quốc được xác định trong kế hoạch niên khóa năm và trong hướng dẫn đầu năm học.

3. Địa điểm tổ chức Hội thao các cấp do Trưởng ban tổ chức Hội thao quyết định.

Điều 4. Số lượng và yêu cầu đối với thí sinh tham gia Hội thao

1. Số lượng thí sinh tham gia Hội thao do Ban tổ chức Hội thao quyết định căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và ngân sách của địa phương hàng năm.

2. Thí sinh mang mặc trang phục GDQPAN, đi giày vải, đội mũ cứng hoặc mũ mềm, đeo thẻ Hội thao.

3. Có mặt trước ngày tổ chức Hội thao để kiểm tra và làm công tác chuẩn bị (trừ Hội thao cấp trường); có mặt trước giờ thi 20 phút để Ban giám khảo làm công tác kiểm tra; đến giờ thi thí sinh đến muộn sẽ mất quyền dự thi.

4. Chấp hành nghiêm Điều lệ, quy tắc, quy định của Ban tổ chức Hội thao.

Chương II

NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI; ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM DỰ HỘI THAO

Điều 5. Nội dung thi

1. Tập thể

a) Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh;

b) Đội ngũ tiểu đội.

2. Theo khối

a) Khối lớp 10: Đội ngũ từng người không có súng; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; kỹ thuật mắc tăng võng;

b) Khối lớp 11: Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày; các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; ném lựu đạn xa trúng đích;

c) Khối lớp 12: Bắn súng tiểu liên AK bài 1 (tư thế nằm bắn có bệ tỳ); chạy vũ trang 800 m, có vác súng tiểu liên AK (nam, nữ).

Điều 6. Hình thức thi

1. Thi lý thuyết được tổ chức trong phòng học hoặc hội trường với nội dung thi một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh. Thi lý thuyết là thi viết, với hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên.

2. Thi thực hành được tổ chức ở sân, phòng học chuyên dùng, nhà thi đấu đa năng, bãi tập đối với nội dung thi đội ngũ tiểu đội, đội ngũ từng người không có súng và các nội dung thi theo khối.

Điều 7. Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thao

1. Đối tượng tham gia Hội thao cấp trường là học sinh đang học tập tại trường, có sức khỏe để tham gia đủ các môn thi và có kết quả học tập môn GDQPAN đạt loại Khá trở lên.

2. Đối tượng tham gia Hội thao cấp sở là học sinh đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trong tỉnh, có sức khỏe để tham gia đủ các môn thi, có kết quả học tập môn GDQPAN đạt loại Giỏi, học sinh đạt thành tích cao trong Hội thao cấp trường.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 26 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

3. Đối tượng tham gia Hội thao cấp toàn quốc là học sinh đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trong cả nước, có sức khỏe để tham gia đủ các môn thi, có kết quả học tập môn GDQPAN đạt loại Giỏi, thí sinh đạt thành tích cao trong Hội thao cấp sở.

Chương III

THẨM QUYỀN TỔ CHỨC HỘI THAO, BAN TỔ CHỨC, BAN THƯ KÝ, BAN GIÁM KHẢO HỘI THAO

Điều 8. Thẩm quyền tổ chức Hội thao

1. Hội thao cấp trường do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thao theo quy định của Điều lệ này; báo cáo kế hoạch với Hội đồng GDQPAN cấp quận, huyện, xã, phường để phối hợp, tổ chức Hội thao; thông báo kế hoạch tổ chức đến giáo viên, thí sinh ít nhất 1 tuần trước thời điểm diễn ra Hội thao.

2. Hội thao cấp sở do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Giám đốc sở chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thao theo các quy định của Điều lệ; báo cáo kế hoạch với Hội đồng GDQPAN cấp tỉnh để nhận sự chỉ đạo, tạo điều kiện tổ chức Hội thao; phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên khu vực để phối hợp tổ chức Hội thao cấp sở và tham gia cấp toàn quốc; kế hoạch tổ chức Hội thao phải được thông báo bằng văn bản đến các trường ít nhất 1 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thao.

3. Hội thao toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức, xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thao theo quy định của Điều lệ; báo cáo kế hoạch với cơ quan thường trực của Hội đồng GDQPAN Trung ương để nhận sự chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng, học viện nhà trường quân đội và công an để nhận sự giúp đỡ tổ chức Hội thao. Kế hoạch tổ chức Hội thao phải được thông báo bằng văn bản đến các sở giáo dục và đào tạo ít nhất 3 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thao.

Điều 9. Ban tổ chức Hội thao

1. Thủ trưởng của đơn vị tổ chức Hội thao ra quyết định thành lập Ban tổ chức

a) Ban tổ chức Hội thao cấp trường

Trưởng ban là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn được ủy quyền; Phó Trưởng ban là Phó Hiệu trưởng hoặc đại diện Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường; thành viên là cán bộ chuyên môn quản lý có kinh nghiệm, giáo viên có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt; đại diện của các cơ quan thuộc Ban chỉ huy quân sự, Công an huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường; đại diện của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn;

b) Ban tổ chức Hội thao cấp sở

Trưởng ban là Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền; Phó Trưởng ban là Phó Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc đại diện Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh, thành phố; thành viên là các trưởng, phó phòng chuyên môn, sỹ quan biệt phái sang sở giáo dục và đào tạo, cán bộ chuyên môn quản lý môn học có kinh nghiệm, giáo viên có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt; đại diện của các cơ quan thuộc Ban chỉ huy quân sự, Công an, đại diện các sở, ban ngành trong tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn, huyện; đại diện các đơn vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn;

c) Ban tổ chức Hội thao cấp toàn quốc

Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó trưởng Ban là Vụ trưởng Vụ giáo dục Quốc phòng và An ninh; thành viên là Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Quốc phòng và An ninh, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng…, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, đại diện cơ quan chuyên môn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, đại diện lãnh đạo đơn vị đăng cai tổ chức Hội thao, chuyên viên của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.

Tham khảo thêm:   Sự khác biệt giữa Genshin Impact mobile, PS4 và PC

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tổ chức Hội thao

Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thao theo quy định của Điều lệ này; xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thao và gửi thông báo đến các đơn vị tham gia Hội thao, soạn thảo chương trình hoạt động, nội quy và lịch thi; chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thao; tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thao; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Hội thao, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức Hội thao

Điều hành các hoạt động của Hội thao, ra quyết định thành lập Ban đề thi, Ban thư ký, Ban giám khảo và các tiểu ban. Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban tổ chức; quyết định cơ cấu giải thưởng của Hội thao; quyết định tước bỏ quyền dự thi của thí sinh, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm những quy định trong Điều lệ Hội thao.

Điều 10. Ban thư ký

1. Thành phần Ban thư ký

Trưởng Ban thư ký là một trong những thành viên của Ban tổ chức Hội thao, thành viên gồm thư ký tổng hợp và thư ký các tiểu ban giám khảo.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Ban thư ký

Ban thư ký là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban tổ chức, Ban giám khảo; giúp Trưởng Ban tổ chức chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp của Ban tổ chức, các văn bản chỉ đạo và triển khai Hội thao; giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực để tham gia Ban giám khảo và trình Trưởng Ban tổ chức ra quyết định thành lập Ban giám khảo; tổng hợp kết quả chấm thi, báo cáo Trưởng Ban tổ chức Hội thao; giải quyết các yêu cầu chuyên môn; tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi; viết báo cáo tổng kết Hội thao. Ban thư ký phải tuân thủ các quy định về bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Điều 11. Ban giám khảo Hội thao

1. Thành phần Ban giám khảo

a) Trưởng ban: Là Trưởng Ban tổ chức hoặc Phó trưởng Ban tổ chức Hội thao;

b) Các tiểu ban: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Điều lệ này. Mỗi tiểu ban có một Trưởng tiểu ban;

c) Thành viên: Là các chuyên gia, các cán bộ quân đội, công an, giáo viên, giảng viên GDQPAN đã được công nhận có năng lực xuất sắc trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; có uy tín với đồng nghiệp.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Ban giám khảo

Tổ chức thi và chấm bài thi lý thuyết theo lịch của Ban tổ chức; tổ chức thi và đánh giá cho điểm phần thi thực hành của từng học sinh, từng đội.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban giám khảo

Kiểm tra toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất chuẩn bị cho từng nội dung thi; báo cáo, đề xuất với Trưởng Ban tổ chức dừng hay chuyển địa điểm nội dung thi khi điều kiện vật chất, khâu bảo đảm an toàn, thời tiết không thuận lợi; chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động chấm thi; liên hệ thường xuyên với Trưởng Ban tổ chức Hội thao để giải quyết các vấn đề phát sinh; phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban giám khảo

Tổ chức thi theo lịch đã được Ban tổ chức xác định; nhận xét đánh giá tổng hợp kết quả của từng thí sinh; phản ánh, đề xuất kịp thời những vướng mắc cần điều chỉnh về chuyên môn với Trưởng ban Giám khảo trong quá trình Hội thao.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 23/2018/TT-BGDĐT Điều lệ hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *