Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 23/2017/TT-BCT Các ưu đãi khi tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 16/11/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 23/2017/TT-BCT quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 02/01/2018. Theo đó, khách hàng tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (chương trình khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện) sẽ được hưởng một trong các ưu đãi. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 23/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

2. Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp theo Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Đơn vị phân phối điện.

2. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.

3. Khách hàng sử dụng điện.

4. Đơn vị cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện.

5. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia (Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia).

6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

7. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. An ninh hệ thống điện là khả hoặc một khoảng thời gian xác định có xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện.

2. Biểu đồ thống kê công suất LDC (viết theo tiếng Anh là Load Duration Curve) là biểu đồ biểu diễn các mức công suất theo thứ tự giảm dần và thời lượng vận hành của từng mức công suất trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Điều chỉnh phụ tải điện là một trong những chương trình quản lý nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia theo các tín hiệu về giá điện hoặc các cơ chế khuyến khích khi có yêu cầu của Đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện, góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải hoặc cần nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện.

4. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm:

a) Tổng công ty Điện lực;

b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Công ty Điện lực tỉnh).

5. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện.

6. Đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện là đơn vị thực hiện triển khai chương trình điều chỉnh phụ tải điện, bao gồm:

a) Đơn vị phân phối điện;

b) Đơn vị cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện.

7. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, bao gồm các cấp điều độ:

a) Cấp điều độ quốc gia;

b) Cấp điều độ miền.

8. Đơn vị cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện là đơn vị được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có đủ cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và nhân sự phù hợp để đảm nhận vai trò trung gian giữa khách hàng sử dụng điện và đơn vị bán điện để thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện theo thỏa thuận với khách hàng sử dụng điện và đơn vị bán điện.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại Soạn Sử 10 trang 27 sách Chân trời sáng tạo

9. Đường phụ tải cơ sở của sự kiện điều chỉnh phụ tải điện (sau đây viết tắt là Đường phụ tải cơ sở) là biểu đồ phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện được xây dựng, dự báo từ cơ sở dữ liệu đo đếm điện năng theo chu kỳ 30 phút trong quá khứ. Đường phụ tải cơ sở đặc trưng cho xu hướng và thói quen tiêu thụ điện của khách hàng sử dụng điện trong một ngày hoặc một thời điểm cụ thể dự kiến xảy ra sự kiện điều chỉnh phụ tải điện. Đường phụ tải cơ sở được sử dụng để tính toán công suất, điện năng điều chỉnh giảm của khách hàng sau khi kết thúc sự kiện điều chỉnh phụ tải điện.

10. Hệ thống quản lý thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện là một công cụ bao gồm hệ thống phần mềm, phần cứng, cổng thông tin điện tử do Đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện xây dựng, quản lý để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

11. Hệ số phụ tải điện là hệ số để đánh giá hiệu quả sử dụng điện của các phụ tải điện hoặc hệ thống điện và được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

– kpt: Hệ số phụ tải điện;

– Ptb: Công suất mang tải trung bình của phụ tải điện hoặc hệ thống điện trong chu kỳ tính toán;

– Pmax: Công suất mang tải cực đại của phụ tải điện hoặc hệ thống điện trong chu kỳ tính toán.

12. Hợp đồng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện là hợp đồng giữa khách hàng sử dụng điện và Đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện để tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

13. Hợp đồng cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện là hợp đồng giữa Đơn vị phân phối điện và Đơn vị cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện để cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện.

14. Khách hàng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện là khách hàng sử dụng điện đã ký kết Hợp đồng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện với Đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện để tham gia vào các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

15. Quản lý nhu cầu điện là tập hợp các giải pháp kỹ thuật – công nghệ – kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực sản xuất, kinh doanh điện và sử dụng điện một cách hiệu quả và tiết kiệm, qua đó góp phần tối ưu cân bằng cung cầu điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện của toàn hệ thống điện.

16. Sự kiện điều chỉnh phụ tải điện là khoảng thời gian mà khách hàng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện thực hiện điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện của mình sau khi nhận được thông báo của Đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

17. Thiếu nguồn điện là trường hợp hệ thống điện thiếu điện năng hoặc thiếu công suất hoặc vừa thiếu điện năng, vừa thiếu công suất để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện

Chương trình điều chỉnh phụ tải điện được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau đây:

1. Cân bằng cung cầu trong trường hợp hệ thống điện thiếu nguồn điện.

2. Giảm tình trạng quá tải hoặc vượt giới hạn truyền tải, loại trừ nguy cơ quá tải lưới điện (trừ trường hợp sa thải phụ tải khẩn cấp).

3. Nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện.

Chương II

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI ĐIỆN

Mục 1. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI ĐIỆN

Điều 5. Đánh giá nhu cầu thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện

Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện cho hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền, hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý với các nội dung chính sau:

1. Phân tích, đánh giá biểu đồ phụ tải điện các năm trước liền kề của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Nghiên cứu phụ tải điện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

3. Dự báo nhu cầu phụ tải điện theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 3: Lesson 3 Soạn Anh 4 Explore Our World (Cánh diều)

4. Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống điện, kế hoạch đầu tư nguồn điện, lưới điện và đánh giá an ninh hệ thống điện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

5. Xác định nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

Điều 6. Phân tích, đánh giá biểu đồ phụ tải hệ thống điện

Thực hiện xây dựng, phân tích và đánh giá biểu đồ phụ tải hệ thống điện các năm trước liền kề (tối thiểu là 03 năm) để xác định những thông tin, đặc điểm về phụ tải điện, cụ thể như sau:

1. Xây dựng và phân tích biểu đồ phụ tải điện, biểu đồ thống kê công suất LDC của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý.

2. Phân tích, đánh giá tốc độ tăng trưởng phụ tải của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý.

3. Xác định hệ số phụ tải điện của hệ thống điện theo tháng, năm.

4. Đánh giá nhu cầu phụ tải điện cần tiết giảm trong các chương trình điều chỉnh phụ tải điện để cải thiện hệ số phụ tải điện của hệ thống điện, giảm áp lực đầu tư mới hoặc cải tạo hệ thống điện.

Điều 7. Nghiên cứu phụ tải điện

1. Thực hiện nghiên cứu phụ tải điện theo Quy định nội dung, phương pháp và trình tự nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành để sử dụng đánh giá tiềm năng thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, bao gồm các nội dung sau:

a) Xây dựng biểu đồ phụ tải điện của từng thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện;

b) Phân tích biểu đồ phụ tải điện của từng thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện và đánh giá các nội dung sau:

– Đánh giá tỷ trọng đóng góp của từng thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện trong thời gian cao điểm của hệ thống điện. Xác định các thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện có đóng góp lớn vào công suất cực đại trong thời gian cao điểm của hệ thống điện;

– Đánh giá xu thế thay đổi biểu đồ phụ tải điện của các thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện có đóng góp tỷ trọng lớn trong thời gian cao điểm của hệ thống điện;

– Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện.

2. Xác định thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện có tiềm năng tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải điện theo kết quả nghiên cứu phụ tải điện.

Điều 8. Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống điện, kế hoạch đầu tư nguồn điện, lưới điện và đánh giá an ninh hệ thống điện

1. Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống điện và tình hình cung cấp điện; thống kê, đánh giá hiện trạng vận hành lưới điện, tình trạng mang tải của đường dây, trạm biến áp bao gồm: Số lần, số giờ và phần trăm thời gian đầy tải (mức mang tải từ 90% đến 100%), quá tải theo chu kỳ xác định (mức mang tải từ trên 100% đến 110% và mức mang tải trên 110%), hệ số phụ tải điện.

2. Phân tích, đánh giá kế hoạch, tiến độ đầu tư nguồn điện, lưới điện. Lập và đánh giá kế hoạch vận hành hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện.

3. Thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện hoặc khả năng đảm bảo cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền, hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý.

4. Xác định nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng hệ thống điện, kế hoạch đầu tư nguồn điện, lưới điện, kế hoạch vận hành hệ thống điện và đánh giá an ninh hệ thống điện:

a) Nhu cầu thực hiện điều chỉnh phụ tải điện khi hệ thống điện quốc gia hoặc hệ thống điện miền thiếu nguồn điện đáp ứng nhu cầu phụ tải điện, bao gồm:

– Khu vực lưới điện có thể xảy ra thiếu nguồn điện;

– Thời điểm, khoảng thời gian có thể xảy ra thiếu nguồn điện;

– Mức công suất, điện năng cần tiết giảm để đảm bảo an ninh hệ thống điện.

b) Nhu cầu thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện do quá tải lưới điện hoặc vượt giới hạn truyền tải, bao gồm:

– Khu vực lưới điện (trạm biến áp, đường dây) có khả năng quá tải hoặc vượt giới hạn truyền tải;

– Thời điểm, khoảng thời gian có thể xảy ra quá tải hoặc vượt giới hạn truyền tải;

– Tỷ lệ quá tải, mức công suất, điện năng cần tiết giảm để giảm tình trạng lưới điện quá tải hoặc vượt giới hạn truyền tải.

Tham khảo thêm:   Coin Master: Cách chạy spin, nhận spin miễn phí mỗi ngày

c) Nhu cầu thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện để tối thiểu hóa chi phí mua điện toàn hệ thống hoặc cải thiện hệ số phụ tải điện của hệ thống điện, bao gồm:

– Khu vực lưới điện có thể thực hiện điều chỉnh phụ tải điện;

– Thời điểm, khoảng thời gian cần phải thực hiện sự kiện điều chỉnh phụ tải điện;

– Mức công suất, điện năng cần tiết giảm để nâng cao hiệu quả kinh tế hệ thống điện.

Điều 9. Xác định nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện

Tổng hợp, đánh giá và xác định nhu cầu thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện trên cơ sở kết quả thực hiện quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này, bao gồm các nội dung sau:

1. Tổng công suất, điện năng cần tiết giảm từ các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

2. Khu vực lưới điện (trạm biến áp, đường dây) có thể thực hiện điều chỉnh phụ tải điện.

3. Dự kiến thời điểm, khoảng thời gian thực hiện sự kiện điều chỉnh phụ tải điện.

4. Đối tượng khách hàng sử dụng điện có tiềm năng tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

5. Lý do thực hiện điều chỉnh phụ tải điện theo các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc đánh giá nhu cầu thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện

1. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

a) Chỉ đạo Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị phân phối điện đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện theo quy định tại Thông tư này;

b) Thông qua kết quả đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới và tuần tới do Đơn vị Điều độ hệ thống điện quốc gia lập và trình theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Báo cáo Cục Điều tiết điện lực kết quả đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong hệ thống điện quốc gia năm tới trong kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới được lập theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

2. Trách nhiệm của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia

a) Đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia và hệ thống điện miền cho năm tới, tháng tới và tuần tới. Nội dung đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong hệ thống điện quốc gia và hệ thống điện miền là một phần của kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới và tuần tới được lập theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;

b) Thông báo cho các Đơn vị phân phối điện và báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam kết quả đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia và hệ thống điện miền trong kế hoạch vận hành hoặc phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới và tuần tới theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

3. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện

Đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong phạm vi quản lý trên cơ sở kết quả đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện do Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia cung cấp và đặc thù hệ thống điện trong phạm vi quản lý. Nội dung đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện là một phần của kế hoạch vận hành hoặc phương thức vận hành hệ thống điện phân phối theo Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.

4. Trách nhiệm của Đơn vị cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện

Đơn vị cung cấp dịch vụ điều chỉnh phụ tải điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị phân phối điện trong quá trình đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 23/2017/TT-BCT Các ưu đãi khi tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *