Wikihoc.com xin giới thiệu Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Một số biểu mẫu đi kèm thông tư:
Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm.
Phiếu đăng ký dự tuyển lao động.
Khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động.
Báo cáo về việc khai trình sử dụng lao động.
Báo cáo tình hình thay đổi về lao động.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——- Số: 23/2014/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2014/NĐ-CP
NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT
THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm;
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động theo quy định tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.
CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM
Điều 3. Số người lao động có việc làm tăng thêm
1. Số người lao động có việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP là số người chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo trước.
2. Số người lao động có việc làm tăng thêm được chia theo khu vực thành thị, nông thôn; nhóm ngành kinh tế; giới tính.
Điều 4. Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 11 theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 12 theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
TUYỂN, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Điều 5. Thủ tục, trình tự tuyển lao động
1. Việc thông báo công khai quy định tại các Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau đây:
a) Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Báo cáo sử dụng lao động
1. Việc khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
a) Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
c) Bậc trình độ kỹ năng nghề;
d) Vị trí việc làm;
đ) Loại hợp đồng lao động;
e) Thời điểm bắt đầu làm việc;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
h) Tiền lương;
i) Nâng bậc, nâng lương;
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/1998/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 4 năm 1998 về việc hướng dẫn về khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; Thông tư số 29/1999/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 06 tháng 12 năm 1999 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, báo cáo sử dụng lao động trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp trong quân đội và Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về tuyển lao động.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hòa
Download tài liệu để xem nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.