Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 217/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH

—————

Số: 217/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 2. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đã kết thúc hoặc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính là ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính đó.

2. Việc xác định thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại các Điểm b, c và d Khoản 3 Điều 4, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6, Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) ngày chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày chứng khoán đã chào bán ra công chúng được đưa vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch đối với vi phạm đã kết thúc hoặc kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm đối với vi phạm đang được thực hiện;

Tham khảo thêm:   Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề

b) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng;

c) Đối với hành vi báo cáo, công bố thông tin không đúng thời hạn, không báo cáo, công bố thông tin theo quy định hoặc theo yêu cầu, thời điểm xác định hành vi vi phạm được thực hiện là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện báo cáo hoặc công bố thông tin theo quy hoặc theo yêu cầu;

d) Trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày cá nhân, tổ chức vi phạm tự giác trình báo và nhận thực hiện các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập biên bản ghi nhận việc này, lưu một bản vào hồ sơ vi phạm và giao một bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Điều 3. Hình thức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc xác định mức tiền phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được hướng dẫn cụ thể như sau:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

2. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng phương pháp tính số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phù hợp với tình hình thực tế và trường hợp cụ thể.

3. Việc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên một cách hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17 Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

b) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thực hiện việc hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc hoàn trả cho nhà đầu tư.

Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán; hồ sơ phát hành chứng khoán; hồ sơ thành lập quỹ thành viên; hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán; hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động; hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn; hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, chi nhánh hoạt động lưu ký

1. Quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4, Khoản 2 Điều 5, Khoản 3 Điều 7 và Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức phát hành;

b) Thông tin về điều kiện chào bán, phát hành, về phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, phát hành;

c) Các thông tin, tài liệu pháp lý liên quan đến việc sử dụng vốn cho mục đích đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án bất động sản;

d) Thông tin về cam kết bảo lãnh phát hành;

đ) Thông tin về cam kết chưa thực hiện của tổ chức có chứng khoán được chào bán, phát hành; thông tin về tranh chấp, khởi kiện liên quan đến tổ chức có chứng khoán được chào bán, phát hành có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán chào bán, phát hành;

e) Thông tin về danh sách công ty mẹ, công ty con của tổ chức phát hành, công ty mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của tổ chức phát hành.

2. Quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện niêm yết, điều kiện đăng ký giao dịch;

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;

c) Thông tin về cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch đối với nhà đầu tư;

d) Thông tin về cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm và tài liệu về quyền sở hữu hợp pháp, hợp đồng bảo hiểm đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm;

đ) Thông tin về báo cáo kết quả đầu tư của quỹ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có xác nhận của ngân hàng giám sát;

e) Thông tin về danh sách công ty mẹ, công ty con của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty mà tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.

3. Quy định tại Khoản 7 Điều 20 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ ủy thác quản lý vốn, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

Tham khảo thêm:   Nghị định số 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức đề nghị cấp, bổ sung giấy phép.

4. Quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn.

5. Quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;

b) Thông tin về người dự kiến được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện.

6. Quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về vốn góp tối thiểu;

b) Thông tin về thành viên góp vốn.

7. Quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán;

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.

8. Hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo” tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán” tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là hành vi tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.

Khi phát hiện hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 5, Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải lập biên bản thu giữ giấy tờ thuộc hồ sơ giả mạo. Trong trường hợp giấy tờ giả mạo là giấy phép, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép biết.

Điều 5. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Hành vi “sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng” tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là việc sử dụng thông tin không có trong Bản cáo bạch hoặc không chính xác so với nội dung tại Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.

2. Quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp tổ chức đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó và chưa cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng cho tổ chức đó.

3. Mức tiền phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được tính trên cơ sở khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Khoản thu trái pháp luật là khoản tiền chênh lệch giữa tổng số tiền thu được từ đợt chào bán và tổng giá trị tính theo giá trị sổ sách của số cổ phần đã chào bán tại thời điểm chào bán. Trường hợp đã áp dụng mức phạt tối đa là 05 lần khoản thu trái pháp luật mà mức phạt vẫn thấp hơn mức phạt tối đa áp dụng đối với hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt tối đa được quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 108/2013/NĐ-CP để xử phạt.

Download Thông tư để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 217/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *