Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 198/2016/TT-BTC về lệ phí đường thủy nội địa và đường sắt Quy định mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 198/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực thủy nội địa và đường sắt như lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa; lệ phí cấp giấy phép lái tàu lửa, lệ phí đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do Bộ Tài chính ban hành ngày 08/11/2016.

Tổ chức thu phí, lệ phí về đường thủy nội địa theo Thông tư 198 là Cục Đường thủy nội địa và các Chi cục trực thuộc; Các Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải; Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; Sở Giao thông vận tải; Các Trung tâm sát hạch thuyền viên phương tiện thủy nội địa; đơn vị khác được giao.

Tổ chức thu phí, lệ phí

1. Tổ chức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa trực thuộc;

Tham khảo thêm:   Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm Phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm

b) Các Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải (bao gồm cả trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền);

c) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Các Sở Giao thông vận tải;

đ) Các Trung tâm sát hạch thuyền viên phương tiện thủy nội địa;

e) Tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác được giao thực hiện các công việc quy định thu phí, lệ phí.

2. Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép lái tàu và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa

a) Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.

b) Phí thẩm tra, thẩm định công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

c) Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

d) Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa; trừ đăng ký, cấp biển cho phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (không sử dụng vào hoạt động kinh tế).

e) Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện thủy nội địa.

STT Nội dung công việc Mức thu phí
(đồng/lần sát hạch)
Lý thuyết tổng hợp Lý thuyết chuyên môn Thực hành
1. Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng
1.1 Sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng
a Hạng nhất 50.000 50.000 120.000
b Hạng nhì 50.000 50.000 100.000
c Hạng ba 50.000 50.000 90.000
d Hạng tư 70.000 90.000
1.2 Sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng
a Hạng nhất 50.000 50.000 100.000
b Hạng nhì 50.000 50.000 70.000
c Hạng ba 40.000 40.000 60.000
1.3 Sát hạch lại cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng Sát hạch lại nội dung nào thì nộp phí mức sát hạch nội dung đó
Tham khảo thêm:   Dàn ý phân tích đánh giá nhân vật Trương Phi Văn mẫu lớp 10 Cánh diều
STT Nội dung các khoản thu Mức thu
2. Phí thẩm tra, thẩm định công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép bến thủy nội địa
a Thẩm tra, thẩm định công bố cảng thủy nội địa 100.000 đồng/lần
b Thẩm tra, thẩm định cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa 100.000 đồng/lần
3. Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
a Thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài lần đầu hoặc định kỳ 05 năm 11.000.000 đồng/lần
b Thẩm định, phê duyệt kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài lần đầu hoặc định kỳ 05 năm 14.000.000 đồng/lần
c – Thẩm định, phê duyệt hàng năm, bổ sung, cấp lại đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
– Thẩm định, phê duyệt hàng năm, bổ sung, cấp lại kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
Bằng 20% mức thu của các mục a, b tương ứng của mục này
4 Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa 70.000 đồng/giấy
5. Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện
a Cấp mới, cấp lại chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng 50.000 đồng/giấy
b Cấp mới, cấp lại chứng chỉ chuyên môn 20.000 đồng/giấy
c Cấp mới, cấp lại chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng; chứng chỉ chuyên môn bằng công nghệ mới (bằng vật liệu PET) 135.000 đồng/giấy
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 7: Language Focus 2 Soạn Anh 8 Chân trời sáng tạo trang 75

Lệ phí trong lĩnh vực đường sắt

a) Lệ phí cấp mới, cấp đổi giấy phép lái tàu: 100.000 đồng/lần cấp;

b) Lệ phí cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt: 120.000 đồng/lần cấp.

Tổ chức thu phí được để lại 90% tiền phí thu được để trang trải và nộp 10% vào ngân sách. Riêng tổ chức thu phí không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động phải nộp 100% vào ngân sách.

Thông tư 198/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017, thay thế Thông tư 47/2005, Thông tư 33/2011 và Quyết định 17/2007 của Bộ Tài chính về thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 198/2016/TT-BTC về lệ phí đường thủy nội địa và đường sắt Quy định mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *