Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 192/2012/TT-BTC Về việc hướng dẫn xử lý khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng sau thanh tra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 192/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng sau thanh tra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

BỘ TÀI CHÍNH
—————-
Số: 192/2012/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ
Hướng dẫn xử lý khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng sau thanh tra
tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1941/VP-KNTN ngày 26/3/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước,

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng sau thanh tra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng phát sinh từ ngày 31/12/2008 trở về trước, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1941/VPCP-KNTN ngày 26/3/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

2. “Khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng” theo hướng dẫn tại Thông tư này được hiểu là những khoản công nợ dự trữ quốc gia phải thu hồi hoặc phải xử lý, nhưng qua nhiều năm khó đòi, không thu hồi được hoặc chưa xử lý được đang theo dõi trên sổ kế toán có đủ điều kiện thực hiện xử lý theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng

1. Đối tượng xử lý xóa nợ:

a) Đối tượng nợ đã bị cơ quan pháp luật xử lý phạt tù, hiện đã về địa phương nhưng không có khả năng trả nợ, có xác nhận của cơ quan thi hành án không còn tài sản để trả nợ;

b) Đối tượng nợ là tổ chức, tập thể đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản, có xác nhận của cơ quan cấp ra quyết định thành lập;

c) Đối tượng nợ là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay dự trữ quốc gia để cứu trợ cho dân và khôi phục các công trình công cộng (khi vay có đơn xin vay hoặc ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố);

d) Đối tượng nợ đã chết có giấy chứng tử hoặc xác nhận đã chết của cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và không còn tài sản để trả nợ (bao gồm cả trường hợp mất tích, nếu bỏ trốn khỏi địa phương phải có giấy chứng nhận của Công an Phường, Xã nơi đối tượng cư trú trước khi bỏ trốn);

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Phản bội chính mình

2. Đối tượng xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương:

a) Đối tượng đã bị pháp luật xét xử phải bồi thường, nay đã về địa phương cư trú nhưng không có xác nhận của cơ quan thi hành án là không có khả năng trả nợ theo bản án đã tuyên;

b) Đối tượng là các cá nhân, cán bộ đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc thuyên chuyển có quyết định nghỉ hưu, thôi việc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

3. Đối tượng xử lý ghi giảm nguồn vốn dự trữ:

Các khoản hao kho còn tồn đọng chưa xử lý do chưa xây dựng được định mức mà trong quá trình bảo quản không phát hiện có tiêu cực hoặc hao kho do phương thức nhập, xuất, bàn giao và khoản nợ do bão lụt gây ra.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Hội đồng xử lý nợ dự trữ quốc gia

1. Hội đồng xử lý nợ dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính thành lập

Thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng xử lý công nợ dự trữ quốc gia tồn đọng Bộ Tài chính thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Hội đồng xử lý nợ dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành lập

a) Thành phần của Hội đồng gồm:

– Lãnh đạo Tổng cục làm chủ tịch Hội đồng;

– Thành viên là Lãnh đạo các Vụ: Tài vụ – Quản trị, Chính sách và pháp chế, Kế hoạch, Khoa học và Công nghệ bảo quản, Quản lý hàng dự trữ, Thanh tra Dự trữ. Trong đó, Lãnh đạo Vụ Tài vụ – Quản trị là thành viên thường trực.

b) Nhiệm vụ của Hội đồng:

– Thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và chỉ đạo của Hội đồng xử lý cấp trên;

– Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đối với các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trong quá trình tổ chức thực hiện;

– Tổ chức tiếp nhận Báo cáo và hồ sơ (bản sao được công chứng) do các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực báo cáo; thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu, trên cơ sở đó tổng hợp, thuyết minh, lập báo cáo trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

– Tổng hợp, đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định xử lý đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Tổng cục trưởng.

c) Bộ phận giúp việc của Hội đồng: Hội đồng có thể thành lập Tổ giúp việc (nếu thấy cần thiết), thành viên Tổ giúp việc là các cán bộ, chuyên viên thuộc các Vụ là thành viên của Hội đồng. Quyết định thành lập, quy định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giúp việc do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hội đồng.

3. Hội đồng xử lý nợ dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành lập

a) Thành phần của Hội đồng:- Lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực làm Chủ tịch Hội đồng;

– Thành viên của Hội đồng là Lãnh đạo các Phòng: Tài chính kế toán, Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ, Kỹ thuật bảo quản, Thanh tra và mời đại diện Sở Tài chính địa phương. Trong đó, Lãnh đạo Phòng Tài chính kế toán là thành viên thường trực.

Tham khảo thêm:   Thông tư 13/2023/TT-BYT Khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu mới nhất

b) Nhiệm vụ của Hội đồng:

– Thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên;

– Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị báo cáo, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng;

– Tiếp nhận báo cáo, hồ sơ, chứng từ (bản sao được công chứng) do các đơn vị cung cấp;

– Kiểm tra, rà soát, tổ chức thu thập các hồ sơ, chứng từ, tài liệu còn thiếu có liên quan đến nội dung khoản nợ, đối tượng nợ;

– Nghiên cứu, đề xuất các phương án xử lý và thực hiện phân loại các khoản công nợ (chi tiết theo từng đối tượng nợ, nội dung nợ), đảm bảo phù hợp với các phương án và hồ sơ xử lý được quy định tại Thông tư này.

– Theo kết quả phân loại, tiến hành tổng hợp, thuyết minh, lập báo cáo trình Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực. Đồng thời, trên cơ sở đó tổng hợp, đề nghị Cục trưởng quyết định xử lý đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục trưởng.

c) Bộ phận giúp việc của Hội đồng: Hội đồng có thể thành lập Tổ giúp việc (nếu thấy cần thiết), thành viên Tổ giúp việc là các cán bộ, chuyên viên thuộc các Phòng trong thành viên của Hội đồng. Quyết định thành lập, quy định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giúp việc do Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực quyết định trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hội đồng.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị xử lý xóa nợ

1. Đối với đối tượng nợ đã bị cơ quan pháp luật xử lý phạt tù, hiện đã về địa phương nhưng không có khả năng trả nợ; hồ sơ gồm:

a) Bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

b) Xác nhận của cơ quan thi hành án đối tượng không còn tài sản để trả nợ theo bản án đã tuyên.

2. Đối với đối tượng nợ là tổ chức, tập thể đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản; hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản nợ của đối tượng (gồm một trong các giấy tờ sau: hợp đồng vay, phụ lục hợp đồng, thẻ xác nhận nợ, bản đối chiếu nợ hoặc các giấy tờ khác có liên quan).

b) Quyết định giải thể, ngừng hoạt động, phá sản hoặc xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp đối tượng nợ là Hợp tác xã đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc tự tan rã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp quyết định thành lập.

3. Đối với đối tượng nợ là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (áp dụng cả đối với trường hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện hay xã, phường) vay dự trữ quốc gia để cứu trợ cho dân và khôi phục các công trình công cộng; hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ liên quan đến khoản công nợ của đối tượng (gồm một trong các giấy tờ sau: phiếu xuất kho, hợp đồng vay, thẻ xác nhận nợ hay bản đối chiếu nợ hoặc các giấy tờ khác có liên quan).

b) Đơn xin vay hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc quận, huyện hay xã, phường) về việc vay để cứu trợ cho dân và khôi phục các công trình công cộng.

Tham khảo thêm:   Toán 11 Chủ đề 1: Một số hình thức đầu tư tài chính Giải Toán 11 Cánh diều trang 84

4. Đối với đối tượng nợ đã chết, mất tích hoặc bỏ trốn khỏi địa phương; hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ liên quan đến khoản nợ của đối tượng (gồm một trong các giấy tờ sau: Thẻ xác nhận nợ, bản đối chiếu nợ, biên bản xác định hao hụt, biên bản xuất dốc kho hoặc các giấy tờ khác có liên quan).

b) Giấy chứng tử hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã về đối tượng nợ đã chết; trường hợp mất tích phải có tuyên bố mất tích của Tòa án; trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương phải có chứng nhận của Công an phường, xã.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương

1. Đối với đối tượng đã bị pháp luật xét xử phải bồi thường, nay đã về địa phương cư trú nhưng không có xác nhận của cơ quan thi hành án là không có khả năng trả nợ theo bản án đã tuyên; hồ sơ gồm: Bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

2. Đối với đối tượng là các cá nhân, cán bộ đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác; hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản nợ của đối tượng (gồm một trong các giấy tờ sau: Thẻ xác nhận nợ, bản đối chiếu nợ hoặc quyết định bồi thường của cơ quan có thẩm quyền).

b) Quyết định nghỉ hưu, thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác.

Điều 6. Hồ sơ xử lý đề nghị ghi giảm nguồn vốn dự trữ

1. Đối với các khoản hao kho còn tồn đọng chưa xử lý do chưa xây dựng được định mức mà trong quá trình bảo quản không phát hiện có tiêu cực hoặc hao kho do phương thức nhập, xuất, bàn giao; hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản công nợ (gồm: một trong các giấy tờ sau: biên bản xuất dốc kho hay biên bản xác định hao hụt hoặc các giấy tờ khác có liên quan).

b) Văn bản xác nhận của đơn vị về việc không có tiêu cực trong quá trình bảo quản.

2. Đối với khoản công nợ do bão lụt gây ra; hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản công nợ (như: biên bản hao hụt kho hoặc các giấy tờ khác có liên quan).

b) Biên bản xác nhận thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra.

Điều 7. Xử lý đối với các trường hợp không có đủ hồ sơ

Trường hợp khoản nợ không đầy đủ hồ sơ, chứng từ làm căn cứ để xem xét, xử lý thì Cục trưởng các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực chỉ đạo Hội đồng cấp cục kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số nợ theo từng đối tượng trên sổ kế toán, lập biên bản làm căn cứ nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý; trên cơ sở biên bản và các phương án đề xuất xử lý, tổng hợp, thuyết minh, giải trình rõ về nguyên nhân, lý do và phương án xử lý theo từng đối tượng, báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước để tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 192/2012/TT-BTC Về việc hướng dẫn xử lý khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng sau thanh tra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *