Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, có hiệu lực từ ngày 15/08/2017. Theo đó, quy định về nội dung huấn luyện, bồi dưỡng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện như sau:

– Huấn luyện nghiệp vụ gồm: chính sách, pháp luật về an toàn, VSLĐ; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra, điều tra tai nạn lao động…

– Huấn luyện kỹ năng: kỹ năng soạn bài giảng; thuyết trình; tư vấn, hướng dẫn, tuyên truyền về an toàn, VSLĐ; kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện.

– Huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm: an toàn, VSLĐ trong sản xuất, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, VSLĐ; hóa chất; xây dựng; khai thác khoáng sản.

Nội dung Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–

Số: 19/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Chương I

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2022 - 2023 Đề kiểm tra giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 (Có ma trận, đáp án)

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xác nhận thời gian người lao động đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động; quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 3. Xác định thời gian đã làm việc hoặc thời gian đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

1. Đối với người là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang có tổng thời gian đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động thì căn cứ vào xác nhận của cơ quan cuối cùng quản lý hồ sơ, lý lịch của người đề nghị xác nhận.

2. Đối với người có thời gian làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác thì căn cứ vào xác nhận của các đơn vị mà người đó đã làm việc, kèm theo là bản sao các bản hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh.

3. Đối với người có thời gian làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổng thời gian đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động thì căn cứ vào xác nhận của các đơn vị mà người đó có thời gian làm việc, kèm theo bản sao các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan theo quy định gồm: Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động, hợp đồng tập sự, hợp đồng thử việc, sổ Bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh.

Chương II

HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO NGƯỜI HUẤN LUYỆN VÀ TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Tham khảo thêm:   Top ứng dụng phân tích và rèn luyện não bộ tuyệt vời

Điều 4. Tiêu chuẩn người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Người huấn luyện đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Bảo đảm tiêu chuẩn người huấn luyện theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP;

b) Có ít nhất 10 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 10 năm làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Điều 5. Tổ chức tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Tổ chức bảo đảm các tiêu chí sau đây:

1. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện còn hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng C theo quy định của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

2. Có tài liệu huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bảo đảm số lượng người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các nội dung huấn luyện theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Trường hợp người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện:

a) Nội dung huấn luyện nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động gồm:

Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; nghiệp vụ công tác kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

b) Nội dung huấn luyện kỹ năng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm:

Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.

Tham khảo thêm:   Tin học 8 Bài 6: Sắp xếp lọc dữ liệu Tin học lớp 8 trang 24 sách Chân trời sáng tạo

c) Nội dung huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm:

An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai thác khoáng sản; an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác phù hợp với năng lực của người huấn luyện và do người huấn luyện đăng ký tham dự.

đ) Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 80 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch. Đối với các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác theo quy định tại điểm d khoản này, thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ đối với mỗi chuyên đề.

2. Trường hợp người huấn luyện chỉ thực hiện huấn luyện đối tượng nhóm 4 tại doanh nghiệp hoặc người huấn luyện thực hành:

a) Nội dung huấn luyện nghiệp vụ: Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

b) Nội dung huấn luyện kỹ năng: Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.

c) Tổng thời gian huấn luyện là 40 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.

3. Chương trình huấn luyện thực hiện theo Chương trình khung huấn luyện tại Phụ lục I, được ban hành kèm theo Thông tư này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *