Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 17/2022/TT-BYT Hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh tâm thần ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 17/2022/TT-BYT quy định nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo các hình thức điều trị ngoại trú, ban ngày và nội trú, bao gồm:

  • Cấp cứu, hồi sức;
  • Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;
  • Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tầm thần xã hội;
  • Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám chữa bệnh tâm thần;
  • Tư vấn nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loại tâm thần;
  • Hỗ trợ hoặc tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần cho tuyến dưới và tại cộng đồng.

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 17/2022/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ 17/2022/TT-BYT

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TÂM THẦN CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm bệnh viện sức khỏe tâm thần, khoa sức khỏe tâm thần trong bệnh viện, phòng khám sức khỏe tâm thần và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần.

Điều 2. Nhiệm vụ của bệnh viện sức khỏe tâm thần

1. Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo các hình thức điều trị ngoại trú, ban ngày và nội trú, bao gồm:

a) Cấp cứu, hồi sức;

b) Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;

c) Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần xã hội và các liệu pháp khác theo phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định chuyên môn;

Tham khảo thêm:   Tin học 6 Bài 1: Mặt trái của Internet Tin học lớp 6 trang 49 sách Cánh diều

d) Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo quy định;

đ) Tư vấn về nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, hướng nghiệp và hỗ trợ xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh;

e) Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần trong các trường hợp thiên tai, thảm họa và dịch bệnh;

g) Tổ chức hoặc tham gia khám và chứng nhận tình trạng sức khỏe tâm thần cho các đối tượng theo quy định;

h) Hỗ trợ hoặc tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần cho tuyến dưới và tại cộng đồng;

i) Tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác khi được huy động, điều động.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế:

a) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về tâm thần;

b) Là cơ sở đào tạo thực hành về chuyên ngành tâm thần cho các cơ sở đào tạo về sức khỏe theo quy định;

c) Tiếp nhận thực tập sinh, chuyên gia nước ngoài đến học tập, nghiên cứu theo quy định.

3. Nghiên cứu khoa học:

a) Thực hiện và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định;

b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;

c) Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học;

d) Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước theo quy định.

4. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được giao phụ trách, bao gồm:

a) Chuyển giao kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe tâm thần;

b) Hỗ trợ kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe tâm thần;

c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần.

5. Dự phòng, truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần:

a) Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân;

b) Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần;

c) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan để triển khai hoạt động phòng, chống các rối loạn tâm thần cộng đồng và nâng cao sức khỏe tâm thần, trong đó chú trọng chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường.

6. Công tác dược: Thực hiện các quy định, quy chế dược bệnh viện, quản lý thuốc hướng thần theo quy định.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận)

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc khi đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được điều động, huy động.

Điều 3. Nhiệm vụ của khoa sức khỏe tâm thần

1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 1 Điều 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tham gia khám, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần cho các đối tượng theo quy định.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc khi đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc khi được điều động, huy động.

Điều 4. Nhiệm vụ của phòng khám sức khỏe tâm thần và Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương

1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 ban hành kèm theo Thông tư này theo hình thức điều trị ngoại trú.

2. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương thực hiện thêm nhiệm vụ triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng theo quy định.

3. Phòng khám sức khỏe tâm thần thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc khi đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc khi được điều động, huy động.

Điều 5. Nhiệm vụ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần

Thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện Thông tư này.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Rà soát để tham mưu với cấp có thẩm quyền tổ chức triển khai các biện pháp củng cố hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sức khỏe tâm thần theo quy định của Thông tư này bảo đảm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhân dân và điều kiện thực tiễn tại địa phương;

c) Phân công cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư này;

d) Báo cáo kết quả triển khai Thông tư về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).

3. Y tế Bộ, ngành:

Tham khảo thêm:   Bài giảng hướng dẫn bé tập nói - Đề tài: Củ cà rốt

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành;

b) Phân công cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư này.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai Thông tư cho cơ quan trực tiếp quản lý.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.

2. Quy chế công tác khoa Tâm thần quy định tại khoản 7 Phần V Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 8. Lộ trình thực hiện

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2028.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ủy ban Xã hội của Qu ố c hội (để giám sát);

– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản Q PPL);
– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Y tế các Bộ , ngành;
– Hội Tâm thần học Việt Nam;
– Các bệnh viện trường Đại học;
– Cổng Thôn g tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, KCB , PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Thuấn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 17/2022/TT-BYT Hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh tâm thần của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *