Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 166/2018/TT-BQP Quy định về phục vụ Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 18/01/2019, Thông tư 166/2018/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ngày 03/12/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về bảo đảm xe phục vụ Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải Thông tư tại đây.

BỘ QUỐC PHÒNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 166/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ 166/2018/TT-BQP

QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM XE PHỤC VỤ LỄ QUỐC TANG VÀ LỄ TANG CẤP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định bảo đảm xe phục vụ Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định bảo đảm xe phục vụ Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước (sau đây gọi là xe phục vụ lễ tang); trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan việc bảo đảm xe phục vụ lễ tang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được biên chế đơn vị làm nhiệm vụ nghi Lễ Quốc tang, nghi Lễ tang cấp Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan việc bảo đảm xe phục vụ lễ tang.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo đảm xe phục vụ lễ tang, gồm: Bảo đảm trang bị; bảo đảm kỹ thuật; bảo đảm vật tư, ngân sách; bảo đảm xăng dầu; bảo đảm lực lượng, thiết bị.

2. Đơn vị Nghi lễ: Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghi lễ; trong đó có Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước.

3. Xe phục vụ lễ tang gồm: Xe chở linh cữu (sau đây thống nhất gọi là linh xa) và các xe ô tô quân sự trực tiếp làm nhiệm vụ phục vụ lễ tang.

Điều 4. Bảo đảm trang bị

1. Số lượng, chủng loại xe

a) Xe phục vụ Lễ Quốc tang (tính cho một đơn vị nghi lễ gồm 15 xe ô tô và 01 linh xa A) gồm:

– Xe chỉ huy: 03 xe (01 xe chở Quốc kỳ, ảnh, gối huân huy chương; 01 xe chở Quân kỳ; 01 xe chỉ huy).

– Xe vận tải: 06 xe (chở đội hình danh dự).

Tham khảo thêm:   Avatar Star Online: Hướng dẫn tăng điểm kỹ năng class Pháo Thủ

– Xe vận tải 3 cầu: 03 xe (01 xe kéo linh xa, 01 xe chở hoa, 01 xe dự phòng).

– Xe thông tin: 02 xe.

– Xe cứu thương: 01 xe.

– Linh xa A: 01 xe (phía cuối linh xa là khẩu lựu pháo 122mm).

b) Xe phục vụ Lễ tang cấp Nhà nước (tính cho một đơn vị nghi lễ gồm 11 xe ô tô và 01 linh xa B) gồm:

– Xe chỉ huy: 02 xe (01 xe chở Quân kỳ, ảnh, gối huân huy chương; 01 xe chỉ huy).

– Xe vận tải: 03 xe (chở đội hình danh dự).

– Xe vận tải 3 cầu: 03 xe (01 xe kéo linh xa, 01 xe chở hoa, 01 xe dự phòng).

– Xe thông tin: 02 xe.

– Xe cứu thương: 01 xe.

– Linh xa B: 01 xe (phía cuối linh xa có bệ với hàng chữ “Tổ quốc ghi công”).

c) Ngoài các quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này, số lượng, chủng loại xe phục vụ và xe dự phòng do Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ.

2. Chất lượng, đồng bộ xe: Xe luôn có tình trạng kỹ thuật tốt, đồng bộ, hình thức đẹp, trang trọng, phù hợp với nhiệm vụ phục vụ lễ tang, truyền thống dân tộc và thuận lợi cho công tác bảo đảm kỹ thuật.

3. Niên hạn sử dụng xe

a) Xe ô tô phục vụ lễ tang sử dụng không quá 15 năm (kể từ ngày xuất xưởng).

b) Linh xa sử dụng không quá 10 năm phải được sửa chữa, đồng bộ một lần.

Điều 5. Bảo đảm kỹ thuật

Công tác bảo đảm kỹ thuật cho các xe phục vụ lễ tang do đơn vị làm nhiệm vụ nghi lễ trực tiếp chủ trì thực hiện.

1. Chế độ nổ máy, chạy thử xe

a) Hằng tuần (vào ngày kỹ thuật): Thực hiện đầy đủ các nội dung bảo quản, kiểm tra tình trạng kỹ thuật; mỗi xe nổ máy tại chỗ 15 phút, chạy thử trong đơn vị từ 01 km đến 02 km.

b) Hằng tháng (vào ngày kỹ thuật của tuần cuối tháng): Thực hiện đầy đủ các nội dung bảo quản, kiểm tra tình trạng kỹ thuật; mỗi xe nổ máy tại chỗ 15 phút, chạy thử ngoài đơn vị, quãng đường cả đi và về từ 15 km đến 20 km.

c) Hằng quý (vào ngày kỹ thuật tuần cuối của tháng cuối quý): Thực hiện đầy đủ các nội dung bảo quản, kiểm tra tình trạng kỹ thuật; mỗi xe nổ máy 15 phút, chạy thử ngoài đơn vị, quãng đường cả đi và về từ 25 km đến 30 km.

d) Quá trình nổ máy, kiểm tra và chạy thử: Nếu phát hiện hư hỏng phải khắc phục ngay; khi chạy thử xe ngoài đơn vị, nếu đi theo đoàn phải có người chỉ huy và lực lượng bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, trang bị.

2. Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa

a) Bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện đầy đủ các nội dung theo đúng chế độ, quy định; quá trình bảo dưỡng phải bổ sung hoặc thay mới đủ số lượng, đúng chủng loại các loại dầu, mỡ bôi trơn, dầu phanh, dầu trợ lực lái theo hướng dẫn của nhà sản xuất; định kỳ 03 năm một lần thay mới toàn bộ dầu, mỡ bôi trơn, dầu phanh, dầu trợ lực lái (trừ các cụm có chỉ dẫn riêng của nhà sản xuất).

b) Sửa chữa nhỏ do đơn vị Nghi lễ thực hiện; sửa chữa vừa, sửa chữa lớn thực hiện theo phân cấp sửa chữa của ngành Xe-Máy.

3. Chế độ kiểm tra

a) Kiểm tra định kỳ

– Hằng tuần: Trưởng ban (hoặc trợ lý) Xe-Máy đơn vị Nghi lễ tổ chức nổ máy kiểm tra tại chỗ và chạy thử xe trong đơn vị.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 16/NQ-CP Mức phí cách ly tập trung với người Việt Nam ở trong nước

– Hằng tháng: Chỉ huy cơ quan kỹ thuật đơn vị Nghi lễ tổ chức nổ máy kiểm tra tại chỗ và chạy thử ngoài đơn vị.

– Hằng quý: Chỉ huy đơn vị Nghi lễ tổ chức nổ máy kiểm tra tại chỗ và chạy thử ngoài đơn vị.

b) Kiểm tra đột xuất

– Thực hiện theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị Nghi lễ hoặc của cấp trên.

– Nội dung kiểm tra được tiến hành theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm tra.

c) Sau kiểm tra

Đánh giá nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, chỉ đạo đơn vị khắc phục hạn chế, khuyết điểm (nếu có).

Điều 6. Bảo đảm vật tư, ngân sách

1. Vật tư cho bảo dưỡng, sửa chữa xe phục vụ lễ tang phải đủ số lượng, đúng chủng loại, bảo đảm chất lượng. Cục Xe-Máy chủ trì, cùng cơ quan kỹ thuật các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng liên quan và đơn vị Nghi lễ thống nhất xác lập lượng vật tư dự phòng. Vật tư dự phòng do đơn vị Nghi lễ trực tiếp quản lý, bảo quản.

2. Ngân sách: Hằng năm, cơ quan kỹ thuật phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán ngân sách báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 7. Bảo đảm xăng dầu

1. Xăng dầu bảo đảm cho xe phục vụ lễ tang gồm: Xăng dầu bảo đảm cho nổ máy kiểm tra, chạy thử, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và xăng dầu thực hiện nhiệm vụ.

2. Xăng dầu bảo đảm cho xe phục vụ lễ tang phải đủ số lượng, đúng chủng loại, có chất lượng tốt theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Điều 8. Bảo đảm lực lượng, thiết bị

1. Cán bộ, lái xe, thợ sửa chữa trong đội hình xe phục vụ lễ tang được biên chế đủ quân số, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

2. Các thiết bị, dụng cụ chuyên ngành trang bị cho đơn vị Nghi lễ phải đủ khả năng bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ số xe phục vụ lễ tang.

Điều 9. Trình tự triển khai bảo đảm xe phục vụ lễ tang

1. Cơ quan kỹ thuật đơn vị Nghi lễ xây dựng kế hoạch bảo đảm kỹ thuật xe phục vụ lễ tang trình chỉ huy đơn vị phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

2. Kiểm tra, chuẩn bị xe

a) Tổ chức lực lượng lái xe, thợ sửa chữa và lực lượng tăng cường (nếu có) kiểm tra tình trạng kỹ thuật xe, nếu phát hiện hư phải hỏng tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

b) Tổ chức đoàn xe phục vụ lễ tang chạy thử một lần, quãng đường cả đi và về từ 25 km đến 30 km. Các xe chạy thử nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa, khắc phục ngay; sau khi khắc phục xong, chạy thử lại. Sau chạy thử phải lập biên bản tình trạng kỹ thuật của từng xe.

c) Xây dựng và luyện tập phương án sử dụng xe dự phòng trong trường hợp cần thiết.

3. Chỉ huy đơn vị Nghi lễ triển khai đoàn xe phục vụ lễ tang theo kế hoạch bảo đảm an toàn, đúng quy định.

4. Kết thúc nhiệm vụ

Sau khi kết thúc nhiệm vụ, đơn vị Nghi lễ tiến hành bảo dưỡng xe theo quy định; phối hợp với các thành phần tham gia tổ chức họp rút kinh nghiệm và báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả tổ chức thực hiện.

Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Bộ Tổng Tham mưu

Tham khảo thêm:   Viết email để bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với việc tình nguyện Write an email to express your interest in volunteering to help with one of their projects

Chỉ đạo cơ quan chức năng, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn chủng loại xe phục vụ lễ tang.

2. Tổng cục Chính trị

a) Phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các nội dung liên quan đến phong tục, tập quán, hình thức xe phục vụ lễ tang.

b) Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm công tác an ninh, an toàn cho các xe phục vụ lễ tang.

3. Tổng cục Hậu cần

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Bảo đảm số lượng, chất lượng xe cứu thương phục vụ lễ tang theo quy định.

b) Bảo đảm đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng, chất lượng xăng dầu cho các xe làm nhiệm vụ phục vụ lễ tang.

4. Tổng cục Kỹ thuật

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia bảo đảm trang bị, bảo đảm vật tư; chỉ đạo ngành kỹ thuật các đơn vị tổ chức kiểm tra, thực hiện việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa xe phục vụ lễ tang theo quy định.

5. Binh chủng Thông tin liên lạc

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm đủ số lượng, chất lượng xe thông tin theo quy định.

6. Cục Tài chính

Bảo đảm, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra ngành Tài chính các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có đơn vị Nghi lễ, thực hiện công tác tài chính theo kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt.

7. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo đơn vị Nghi lễ duy trì tốt tình trạng kỹ thuật, đồng bộ, hình thức các xe phục vụ lễ tang; chỉ đạo cơ quan thuộc quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định, chế độ; chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời những thiếu sót trong công tác quản lý, bảo đảm.

8. Cơ quan Kỹ thuật các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, đồng bộ các xe phục vụ lễ tang theo quy định; bảo đảm và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vật tư, ngân sách, xăng dầu hiệu quả, tiết kiệm, thanh quyết toán đúng quy định. Khi có nhiệm vụ phục vụ lễ tang, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đơn vị Nghi lễ thực hiện kế hoạch bảo đảm kỹ thuật cho xe phục vụ lễ tang và giải quyết các vướng mắc liên quan trong quá trình thực hiện.

9. Đơn vị Nghi lễ chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và duy trì tốt tình trạng kỹ thuật các xe phục vụ lễ tang; thực hiện tốt kế hoạch bảo đảm xe phục vụ tang lễ theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2019 và thay thế Quyết định số 09/2008/QĐ-BQP ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế bảo đảm xe phục vụ lễ tang.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

1. Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Xe-Máy chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Các đồng chí lãnh đạo BQP07;

– BTTM, TCCT;
– TCHC, TCKT;
– QK5, QK7, BC TT-LL;
– Các Cục: Tài chính, Quân lực, Quân huấn, Chính sách, Xăng dầu, Xe-Máy, Bảo vệ an ninh QĐ;
– Vụ Pháp chế;
– Đoàn NLQĐ;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Công báo, Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
– Lưu: VT, NCTH, Toan 29.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Bế Xuân Trường

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 166/2018/TT-BQP Quy định về phục vụ Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *