Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn mới về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 22/08/2017. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết và tải Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH tại đây.

Nội dung Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–

Số: 16/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định một số biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

2. Kiểm định viên thực hiện kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức cá nhân huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định Cục An toàn lao động là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là cơ quan đầu mối).

Chương II

HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 4. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và chưa được cấp chứng chỉ kiểm định viên hoặc đã bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên;

2. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân là kiểm định viên. Kiểm định viên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng.

Điều 5. Nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:

a) Lý thuyết chung: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm định; phương pháp đánh giá rủi ro máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo lường, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn;

b) Lý thuyết nghiệp vụ: nguyên lý cấu tạo, vận hành thiết bị; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với từng đối tượng kiểm định;

c) Thực hành: kiểm định thiết bị theo quy trình kiểm định; sử dụng phương tiện đo lường; kiểm tra dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.

2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm: Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định; các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Xuân về - Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 76 sách Chân trời sáng tạo tập 2

3. Chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Lập kế hoạch và lựa chọn đơn vị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; công nhận kết quả sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Đơn vị được lựa chọn thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đảm bảo yêu cầu sau:

a) Là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động còn hiệu lực;

b) Đã xây dựng kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đáp ứng được yêu cầu tại Khoản 3 Điều này;

c) Thực hiện trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Điều 11 Thông tư này.

3. Kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm các nội dung sau:

a) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

b) Số lượng học viên dự kiến tham gia;

c) Chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng;

d) Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm lý lịch khoa học) tham gia huấn luyện, bồi dưỡng;

đ) Kế hoạch tổ chức sát hạch và đề xuất thành viên tham gia Hội đồng sát hạch theo nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Tài liệu, giáo trình huấn luyện và ngân hàng đề sát hạch phù hợp với nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quyết định thành lập Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có tối thiểu 05 thành viên là đại diện cơ quan đầu mối và đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức khóa huấn luyện, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan đầu mối.

3. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

4. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có các nhiệm vụ sau đây:

a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Xây dựng, điều chỉnh đề sát hạch phù hợp với đối tượng tham dự khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

c) Thành lập Tổ chấm sát hạch;

d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối quyết định công nhận kết quả sát hạch. Mẫu Báo cáo kết quả sát hạch khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Tổng hợp các ý kiến đóng góp về việc tổ chức, chương trình, quy trình báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối và xử lý các vụ việc xảy ra trong quá trình sát hạch.

Điều 8. Tổ chấm sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Tổ chấm sát hạch có tối thiểu 02 thành viên chấm sát hạch lý thuyết và 03 thành viên chấm sát hạch thực hành gồm: chuyên gia có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong thiết kế, chế tạo, vận hành, kiểm định, chứng nhận máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.

2. Tổ chấm sát hạch có nhiệm vụ sau đây:

a) Hỏi, chấm điểm và tổng hợp, báo cáo kết quả sát hạch cho Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

b) Kiến nghị Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động điều chỉnh kịp thời những sai sót trong đề sát hạch.

Điều 9. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm lên lớp tối thiểu 80% thời lượng chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.

2. Hình thức, nội dung sát hạch đối với khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

a) Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung bao gồm lý thuyết chung và lý thuyết của môn học tương ứng theo nội dung đăng ký.

Tham khảo thêm:   Văn bản hợp nhất 1311/VBHN-BLĐTBXH Hợp nhất các quy định về phụ cấp đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

b) Sát hạch thực hành: Học viên thực hiện bài sát hạch thực hành kiểm định trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm mô phỏng theo Quy trình kiểm định và xử lý kết quả kiểm định trên từng đối tượng kiểm định đăng ký học.

3. Đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm.

4. Học viên tham gia khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Thời gian và địa điểm do Hội đồng sát hạch quyết định. Các học viên không đạt yêu cầu khi sát hạch lần 2 phải tham gia lại khóa huấn luyện nghiệp vụ đối với nội dung sát hạch không đạt yêu cầu.

Điều 10. Công nhận kết quả sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quyết định công nhận kết quả sát hạch theo đề nghị của Chủ tịch hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Học viên đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi kết quả sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch thực hành theo chương trình huấn luyện, bồi dưỡng đạt từ 70 điểm (theo thang điểm 100) trở lên.

3. Đơn vị tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các học viên đạt yêu cầu sát hạch. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Công khai thu phí huấn luyện, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng cho học viên trong trường hợp đơn vị không thực hiện việc huấn luyện theo đúng quy định tại Thông tư này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị huấn luyện, bồi dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu trong kế hoạch đã được duyệt. Trường hợp có sự thay đổi kế hoạch, phải thông báo kịp thời về cơ quan đầu mối để được xem xét quyết định.

3. Tuân thủ quy chế huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do cơ quan đầu mối ban hành.

4. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, con người, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.

5. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Chương III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Điều 12. Một số biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Các bộ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 7 Điều 42 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, hoặc bằng dữ liệu điện tử về phần mềm cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải kiểm tra thông tin và lựa chọn các Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đủ điều kiện để thực hiện kiểm định; phải kiểm tra thẻ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên để đảm bảo kiểm định viên có năng lực phù hợp để thực hiện kiểm định.

3. Ngoài các quy định tại Điều 15, Điều 44 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:

a) Phải dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định đạt yêu cầu ở vị trí dễ thấy, dễ đọc. Tem kiểm định có thể được phóng to hoặc thu nhỏ phù hợp với kích thước của đối tượng kiểm định nhưng phải đảm bảo các thông số ghi trên tem nhận biết được bằng mắt thường đảm bảo không bị mờ và bong trong quá trình sử dụng.

b) Phải ký kết hợp đồng đối với kiểm định viên để thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp thẻ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các kiểm định viên làm việc tại tổ chức. Mẫu thẻ kiểm định viên quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:

a) Dịch vụ công trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

b) Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

c) Báo cáo kết quả tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bằng dữ liệu điện tử;

Tham khảo thêm:   Công văn 1410/TCHQ-PC Vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm hành chính

d) Công bố thông tin về các Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động.

Điều 13. Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý phần mềm cơ sở dữ liệu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Hướng dẫn và cung cấp dữ liệu cho các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương để thực hiện quản lý công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên địa bàn.

2. Kể từ ngày phần mềm cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chính thức đi vào hoạt động, Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm sử dụng phần mềm trong hoạt động của tổ chức để phục vụ việc cập nhật cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 14. Công bố thông tin về các Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động

Cơ quan đầu mối có trách nhiệm công bố Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động; Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; danh sách kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (http://antoanlaodong.gov.vn).

Điều 15. Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng, thống nhất quản lý phần mềm dịch vụ công trực tuyến cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên và các dịch vụ công trực tuyến khác liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên qua mạng điện tử. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng quy trình giải quyết, xử lý các hồ sơ gửi qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định, Tổ chức kiểm định hoạt động trên địa bàn thực hiện Thông tư này.

2. Tiếp nhận các tài liệu khai báo sử dụng các đối tượng kiểm định của tổ chức và cá nhân trên địa bàn quản lý. Cấp giấy xác nhận khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân khai báo trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ phiếu khai báo sử dụng và bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định của thiết bị.

3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đóng trên địa bàn.

4. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thu hồi Chứng chỉ kiểm định viên đối với các trường hợp quy định tại Điều 8 và Điều 14 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

5. Thông báo cho cơ quan đầu mối khi tiến hành xử phạt, đình chỉ hoạt động, tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Tổ chức kiểm định.

6. Tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối về tình hình khai báo sử dụng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn định kỳ hằng năm trước ngày 05 tháng 01 năm sau hoặc khi được yêu cầu.

Điều 17. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Xây dựng, ban hành, áp dụng quy chế tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền.

3. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 01 năm sau về tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi cả nước.

Tài liệu đang còn mời bạn đọc tải file pdf/doc để xem tiếp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn mới về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *