Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 146/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu Thông tư 146/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ do Bộ tài chính ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2000/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 2014.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

Số: 146/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

Căn cứ Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Điều 4. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn điều lệ

a) Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty chứng khoán thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.

b) Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ.

2. Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa giá trị tính theo mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu được từ phát hành (nếu có).

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 (Có đáp án + Ma trận)

3. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ.

Điều 5. Sử dụng vốn và tài sản

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân đối với từng trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sử dụng vốn và tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo quy định tại pháp luật chứng khoán và quy định tại Thông tư này.

a) Đối với công ty chứng khoán:

– Phải quản lý vốn, tài sản của công ty chứng khoán tách biệt với vốn, tài sản của khách hàng; không được chiếm dụng vốn, tài sản của khách hàng dưới mọi hình thức.

– Tuân thủ các hạn chế về vay nợ, cho vay, đầu tư theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.

b) Đối với công ty quản lý quỹ:

– Phải đảm bảo việc quản lý độc lập và tách biệt tài sản của từng quỹ, từng công ty đầu tư chứng khoán, vốn và tài sản của khách hàng ủy thác và tài sản của chính công ty quản lý quỹ.

– Vốn kinh doanh dành cho hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ phải từ nguồn vốn chủ sở hữu, nghiêm cấm việc công ty quản lý quỹ sử dụng vốn huy động để đầu tư tài chính.

AN TOÀN TÀI CHÍNH

Điều 6. Nguyên tắc về đảm bảo an toàn tài chính

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải duy trì các tỷ lệ an toàn tài chính, bảo đảm khả năng thanh khoản và tuân thủ quy định có liên quan tại Luật Chứng khoán, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.

2. Việc đảm bảo an toàn tài chính được thực hiện thông qua các hình thức:

Tham khảo thêm:   2150 câu trắc nghiệm Chương giải tích môn Toán lớp 12 Trắc nghiệm giải tích 12

a) Mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư/Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

b) Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

c) Trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

d) Trích lập quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

đ) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định đối với doanh nghiệp.

QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ

Điều 9. Doanh thu và thu nhập

Doanh thu và thu nhập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động kinh doanh

a) Đối với công ty chứng khoán, gồm:

– Thu từ hoạt động môi giới chứng khoán và các sản phẩm của nghiệp vụ môi giới chứng khoán (tài khoản uỷ thác);

– Thu từ hoạt động tự doanh chứng khoán.

– Thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán;

– Thu từ hoạt động tư vấn tài chính;

– Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;

– Thu từ hoạt động nhận uỷ thác, đấu giá;

– Thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán;

– Thu khác từ hoạt động kinh doanh;

b) Đối với công ty quản lý quỹ, gồm:

– Thu từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán;

– Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;

– Thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư;

– Thu phí thưởng hoạt động khi kết quả đầu tư của Quỹ, danh mục vượt quá tỷ lệ tham chiếu dựa trên hợp đồng với khách hàng;

– Thu phí phát hành chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán;

– Thu phí từ hoạt động đầu tư theo chỉ định cho nhà đầu tư nước ngoài;

– Thu phí mua lại, chuyển đổi chứng chỉ quỹ;

– Thu khác từ hoạt động kinh doanh.

2. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm thu từ các hoạt động:

a) Góp vốn;

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 7: Lesson 2 Soạn Anh 4 trang 52 Global Success (Kết nối tri thức) - Tập 1

b) Lãi tiền gửi;

c) Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

d) Thu từ cổ tức, lãi trái phiếu của hoạt động tự doanh và cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán của các khoản đầu tư tài chính; thu từ cho vay, ký quỹ;

đ) Khoản dự thu lãi trái phiếu, cổ phiếu;

e) Thu khác từ hoạt động tài chính và đầu tư tài chính.

Điều 11. Chi phí

Chi phí hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm:

1. Chi phí hoạt động kinh doanh:

a) Đối với công ty chứng khoán, chi phí hoạt động kinh doanh gồm:

– Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán;

– Chi phí hoạt động tự doanh chứng khoán;

– Chi phí hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán;

– Chi phí hoạt động tư vấn;

– Chi phí hoạt động lưu ký chứng khoán;

– Chi phí hoạt động đấu giá, uỷ thác;

– Chi phí khác của hoạt động kinh doanh

b) Đối với Công ty quản lý quỹ, chi phí hoạt động kinh doanh gồm:

– Chi phí hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi phí quản lý công ty đầu tư chứng khoán;

– Chi phí huy động thành lập quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;

– Chi phí hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, chi phí hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;

– Chi phí khác của hoạt động kinh doanh.

2. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi liên quan đến hoạt động đầu tư ra bên ngoài, như: chi trả lãi tiền vay đối với công ty chứng khoán, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động đầu tư; chênh lệch tỷ giá hối đoái; dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi; chi phí tài chính khác.

KT. BỘ TRÝỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

Download tài liệu để xem nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 146/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *