Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội Lĩnh vực y tế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 14/2016-TT-BYT quy định danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần; lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân; các giấy tờ hưởng chế độ thai sản; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Theo Thông tư số 14/2016, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: Người mắc một trong các bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm AIDS (phải có Tóm tắt hồ sơ bệnh án chứng mình); bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục (phải có Biên bản giám định y khoa chứng minh).

Thông tư 14/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn các trường hợp giám định gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Thông tư này cũng quy định cụ thể hồ sơ đối với giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần cuối.

Quy trình khám giám định tại Thông tư số 14/TT-BYT như sau:

  • Kiểm tra đối chiếu
  • Khám tổng quát
  • Khám chuyên khoa
  • Hội chẩn chuyên môn
  • Họp Hội đồng giám định y khoa
  • Ban hành Biên bản khám giám định y khoa
  • Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa
Tham khảo thêm:   Quyết định số 1003/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm lại bà Nguyễn Thị Xuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế

Ngoài ra, quy định về việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh; việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 14.

Mục lục của thông tư 14/2016-TT-BYT

Chương I: Những quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Giải thích từ ngữ

Chương II: Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm một lần

  • Điều 4. Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
  • Điều 5. Thẩm quyền xác định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
  • Điều 6. Giấy tờ xác định người bị bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Tham khảo thêm:   Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 104 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 14

Chương III: Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội

Mục 1: Hồ sơ giám định

  • Điều 7. Các trường hợp giám định
  • Điều 8. Hồ sơ đề nghị giám định lần đầu
  • Điều 9. Hồ sơ giám định tái phát
  • Điều 10. Hồ sơ giám định tổng hợp
  • Điều 11. Hồ sơ giám định vượt khả năng chuyên môn
  • Điều 12. Hồ sơ giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần
  • Điều 13. Trách nhiệm lập hồ sơ

Mục 2: Trình tự khám giám định y khoa

  • Điều 14. Thời hạn giám định
  • Điều 15. Thẩm quyền thực hiện giám định y khoa
  • Điều 16. Tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa
  • Điều 17. Quy trình giám định y khoa
  • Điều 18. Đánh giá mức suy giảm khả năng lao động

Chương IV: Quy định về cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh

  • Điều 19. Quy định về cấp giấy ra viện
  • Điều 20. Quy định về cấp giấy chứng sinh
  • Điều 21. Quy định về cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
  • Điều 22. Quy định về cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh

Chương V: Quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

  • Điều 23. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm
  • Điều 24. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm xã hội
  • Điều 25. Hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
  • Điều 26. Thủ tục cấp phôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Tham khảo thêm:   Tin học 10 Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản Tin học lớp 10 trang 69 sách Cánh diều

Chương VI: Tổ chức thực hiện

  • Điều 27. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế
  • Điều 28. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • Điều 29. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Điều 30. Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hội đồng giám định y khoa

Chương VII: Điều khoản thi hành

  • Điều 31. Hiệu lực thi hành.
  • Điều 32. Điều Khoản chuyển tiếp
  • Điều 33. Tổ chức thực hiện

Các biểu mẫu kèm theo thông tư 14/2016/TT-BYT

  • Phụ lục 1: Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
  • Phụ lục 2: Mẫu biên bản giám định y khoa
  • Phụ lục 3: Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
  • Phụ lục 4: Mẫu giấy chứng nhận thương tích
  • Phụ lục 5: Mẫu giấy ra viện
  • Phụ lục 6: Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án
  • Phụ lục 7: Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
  • Phụ lục 8: Mẫu giấy giới thiệu khám giám định do vượt quá khả năng chuyên môn
  • Phụ lục 9: Mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị giám định
  • Phụ lục 10: Mẫu giấy chứng sinh
  • Phụ lục 11: Mẫu giấy chứng nhận nghỉ để dưỡng thai
  • Phụ lục 12: Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
  • Phụ lục 13: Mẫu danh sách đăng ký chữ ký của người hành nghề

Thông tư 14/2016-TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.

Mời các bạn tải chi tiết nội dung thông tư và các biểu mẫu để thuận tiện trong công việc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội Lĩnh vực y tế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *