Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 125/2021/TT-BCA Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng pháo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 31/12/2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 125/2021/TT-BCA về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ; Danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; Danh mục chi tiết mã số HS pháo hoa, pháo hoa nổ. Theo đó, quy định kỹ thuật an toàn như sau:

  • Nhà xưởng sản xuất và kho bảo quản pháo hoa, pháo nổ phải bảo đảm kỹ thuật an toàn;
  • Pháo hoa, pháo nổ trong cùng 01 nhà kho phải sắp xếp riêng biệt;
  • Không để pháo hoa nổ trong vùng ảnh hưởng của các nguồn năng lượng điện, cảm ứng điện và tĩnh điện gây ra từ các nguồn thu, phát sóng điện từ, giông sét, đường dây điện cao áp hoặc dòng điện lạc.

BỘ CÔNG AN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 125/2021/TT-BCA

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ 125/2021/TT-BCA

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ; DANH MỤC PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ; DANH MỤC CHI TIẾT MÃ SỐ HS PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ; Danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; Danh mục chi tiết mã số HS pháo hoa, pháo hoa nổ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, mã số QCVN 04:2021/BCA và các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn, bao gồm: Hồ sơ kho bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ (Phụ lục A); Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử pháo hoa, pháo hoa nổ (Phụ lục B).

2. Danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ quy định tại Phụ lục C và Phụ lục D.

3. Danh mục chi tiết mã số HS pháo hoa, pháo hoa nổ quy định tại Phụ lục Đ.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ ban hành kèm theo Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

2. Danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ quy định tại Phụ lục C, Phụ lục D và danh mục chi tiết mã số HS pháo hoa, pháo hoa nổ quy định tại Phụ lục Đ ban hành kèm theo Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Đối với sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ được sản xuất, nhập khẩu trước ngày Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực mà còn tồn đọng thì tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này khi có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này; căn cứ yêu cầu thực tiễn phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu rà soát, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; danh mục chi tiết mã số HS pháo hoa, pháo hoa nổ.

2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Quyết định 347/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chương trình phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao


Nơi nhận:
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an các đơn vị, địa phương;
– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp;
– Công báo;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Công an;
– Lưu: VT, C06.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

QCVN 04:2021/BCA

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ

National technical regulation on safety in production, preservation, use and destruction of consumer fireworks and fireworks

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 04:2021/BCA do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì biên soạn, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư số 125/2021/TT-BCA ngày 30 tháng 12 năm 2021.

MỤC LỤC

1.

Quy định chung

1.1

Phạm vi điều chỉnh

1.2

Đối tượng áp dụng

1.3

Tài liệu viện dẫn

1.4

Giải thích từ ngữ

1.5

Yêu cầu chung

2.

Yêu cầu về kỹ thuật an toàn

2.1

Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ

2.1.1.

Hạng mục, công trình xây dựng trong khu vực cơ sở sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ

2.1.2.

Nhà xưởng sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ

2.1.3.

Địa điểm thử nghiệm pháo hoa, pháo hoa nổ

2.1.4

Kỹ thuật an toàn trong quản lý, bảo quản thuốc pháo và trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ

2.1.5.

Quy định về bao gói và ghi nhãn

2.1.6.

Bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ trong quá trình sản xuất

2.1.7.

Kho bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ trong quá trình sản xuất

2.2.

Kỹ thuật an toàn trong kinh doanh pháo hoa

2.2.1.

Bố trí cửa hàng kinh doanh pháo hoa

2.2.2.

Kho bảo quản pháo hoa để kinh doanh

2.3.

Kỹ thuật an toàn trong sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ

2.3.1.

Sử dụng pháo hoa nổ

2.3.2.

Khoảng cách an toàn đối với người xem, khu dân cư, công trình cần bảo vệ khi bắn pháo hoa nổ

2.3.3.

Bảo quản pháo hoa nổ tại trận địa khi chưa tiến hành lắp theo kịch bản bắn

2.3.4

Tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

3.

Yêu cầu về quản lý

3.1.

Công bố hợp quy

3.2.

Nghiệm thu pháo hoa, pháo hoa nổ

3.3

Kiểm tra và thử nghiệm pháo hoa, pháo hoa nổ

4.

Tổ chức thực hiện

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ

National technical regulation on safety in production, preservation, use and destruction of sparkler and fireworks

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ.

1.1.2. Các loại pháo hoa, pháo hoa nổ trong Quy chuẩn kỹ thuật này có mã HS được quy định tại Phụ lục Đ danh mục chi tiết mã số HS pháo hoa, pháo hoa nổ ban hành kèm theo Thông tư số 125/2021/TT-BCA.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp nhập khẩu pháo hoa, pháo hoa nổ thì trong hoạt động kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

1.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với việc bảo quản, sử dụng pháo hoa trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

1.3. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này được áp dụng phiên bản nêu dưới đây:

1.3.1. Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

1.3.2. Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

1.3.3. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

1.3.4. Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành.

1.3.5. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

1.3.6. Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quan trắc kỹ thuật môi trường.

1.3.7. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 3: Lesson Three Unit 3 trang 24 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

1.3.8. Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

1.3.9. Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.

1.3.10. QCVN 01:2019/BCT Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.

1.3.11. QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

1.3.12. TCVN 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

1.3.13. QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

1.3.14. TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.

1.3.15. TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

1.3.16. TCVN 7336:2003 Phòng cháy, chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

1.3.17. TCVN 4255:2008 Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).

1.3.18. TCVN 3890-2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

1.3.19. TCVN 7447-4-41:2010 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 4-41: Bảo vệ an toàn – Bảo vệ chống giật.

1.3.20. TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

1.4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1. Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ.

1.4.2. Thử nghiệm là thao tác tại phòng thí nghiệm, bãi thử nghiệm hoặc địa điểm quy định để xác định chỉ tiêu, đặc tính kỹ thuật và mức độ rủi ro ở điều kiện thực tế sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ.

1.4.3. Nghiệm thu là quá trình xác định chỉ tiêu, đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ so với các chỉ tiêu của sản phẩm đã được công bố phù hợp với quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn.

1.4.4. Khoảng cách an toàn là cự ly cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí phát hỏa, tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, nhà xưởng, kho, phương tiện chứa pháo đến các công trình, đối tượng cần bảo vệ.

1.4.5. Phát hỏa là phương pháp sử dụng nguồn lửa đốt hoặc nguồn điện và các thiết bị điểm hỏa làm cho pháo hoa, pháo hoa nổ hoạt động.

1.4.6. Mồi lửa điện là sản phẩm gồm phần thuốc mồi được gắn cố định với dây dẫn điện, có tác dụng phát hỏa pháo hoa, pháo hoa nổ.

1.4.7. Nhà kho là công trình được xây dựng để cất chứa từng loại sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ, bao gồm: Kho bảo quản tại nơi sản xuất và kho bảo quản để phục vụ hoạt động kinh doanh.

1.4.8. Hoạt động tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật cơ, nhiệt, điện, hóa có kiểm soát làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu của pháo hoa, pháo hoa nổ đảm bảo an toàn cho người và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

1.5. Yêu cầu chung

1.5.1. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kho bảo quản trong sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục 7 Quy chuẩn QCVN 01:2019/BCT.

1.5.2. Việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa, cải tạo cơ sở sản xuất, kho bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

1.5.3. Pháo hoa, pháo hoa nổ được phân loại mức độ nguy hiểm theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

1.5.4. Kỹ thuật an toàn

a) Nhà xưởng sản xuất và kho bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ phải bảo đảm kỹ thuật an toàn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này;

b) Pháo hoa, pháo hoa nổ trong cùng 01 nhà kho phải sắp xếp riêng biệt theo quy định tại mục 2.1.7.4 của Quy chuẩn kỹ thuật này;

c) Không để pháo hoa nổ trong vùng ảnh hưởng của các nguồn năng lượng điện, cảm ứng điện và tĩnh điện gây ra từ các nguồn thu, phát sóng điện từ, giông sét, đường dây điện cao áp hoặc dòng điện lạc.

1.5.5. Khi làm việc, tiếp xúc với sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ phải thực hiện đầy đủ những quy định sau:

a) Cấm hút thuốc, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt dưới 100 m so với vị trí để sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ;

b) Không để sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ va đập, xô đẩy hoặc ở khu vực nhiệt độ cao hơn mức quy định của nhà sản xuất;

c) Không chọc, đâm, đẩy, ném, kéo lê vật chứa sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ;

Tham khảo thêm:   Công văn 3799/BHXH-BT Hoàn thiện cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội

d) Không mang theo người các loại dụng cụ có khả năng phát ra tia lửa, nguồn thu phát sóng điện từ, trừ người được phân công, giao nhiệm vụ phát hỏa;

đ) Không đi guốc, giày, dép có đế đóng bằng đinh sắt hoặc đóng cá sắt khi tiếp xúc với sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ;

e) Không sử dụng các dụng cụ đóng, mở vật chứa sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ bằng vật liệu có khả năng phát ra tia lửa.

1.5.6. Thiết bị điện

a) Sử dụng thiết bị điện phòng nổ, có cấp bảo vệ vỏ ngoài IP từ 54 trở lên trong nhà xưởng sản xuất, kho bảo quản. Trường hợp thiết bị phân phối, đóng cắt điện không phải loại phòng nổ phải đặt trong hộp phòng nổ hoặc lắp đặt ở gian riêng biệt;

b) Cáp cấp điện vào nhà xưởng sản xuất, kho bảo quản phải là loại cáp chôn ngầm dưới đất hoặc đặt trong ống thép bảo vệ chôn dưới đất. Vỏ kim loại của các thiết bị điện đều phải được nối đất và đảm bảo điện trở không lớn hơn 4 Ω;

c) Phải có thiết bị bảo vệ quá tải, ngắn mạch và đảm bảo yêu cầu an toàn về bảo vệ chống rò điện đối với hệ thống thiết bị điện trong cơ sở sản xuất theo quy định của TCVN 7447-4-41:2010;

d) Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn điện khi thực hiện các công việc sửa chữa hoặc thay thế thiết bị điện tại cơ sở sản xuất, kho bảo quản.

1.5.7. Thiết bị phòng nổ phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định theo quy định và bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động.

1.5.8. Phòng chống sét

a) Lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng, chống sét cảm ứng điện từ, chống sự xâm nhập của điện áp cao đối với nhà xưởng sản xuất, kho bảo quản sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ theo quy định tại QCVN 01:2019/BCT;

b) Việc thiết kế, thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng, kiểm tra, đo đạc, sửa chữa định kỳ hệ thống chống sét thực hiện theo quy định tại TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999).

1.5.9. Phòng cháy, chữa cháy

a) Căn cứ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy để xác định đối với cơ sở sản xuất, kho bảo quản trước khi xây dựng, đưa vào hoạt động phải được thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

b) Bảo đảm thực hiện theo quy định về nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Bố trí lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tại chỗ;

d) Bảo đảm trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở theo quy định tại Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành; TCVN 2622-1995; TCVN 4513-1988; TCVN 5738:2001; TCVN 7336:2003; TCVN 3890-2009; QCVN 06:2021/BXD và các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác có liên quan;

đ) Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ phải thực hiện theo phương châm 04 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và thực hiện theo phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được phê duyệt;

e) Thực hiện việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

1.5.10. Bảo vệ môi trường

a) Bảo đảm tuân thủ quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi xây dựng cơ sở sản xuất, kho bảo quản theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

b) Chất thải của cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định về bảo vệ môi trường theo QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;

c) Định kỳ kiểm tra nồng độ chất độc hại của môi trường xung quanh khu vực sản xuất theo quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quan trắc kỹ thuật môi trường.

1.5.11. Quy trình, nội quy về an toàn

a) Cơ sở sản xuất, kho bảo quản phải xây dựng, ban hành và niêm yết nội quy, quy định, quy trình về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy;

b) Trong khu vực dây chuyền sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ, phải niêm yết nội quy, quy trình làm việc;

c) Trong kho bảo quản phải niêm yết nội quy, quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ.

1.5.12. Người trực tiếp sản xuất, bảo quản, sử dụng, khi tiếp xúc với sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ phải được bảo đảm trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tính chất, mức độ độc hại, nguy hiểm.

………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung Thông tư

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 125/2021/TT-BCA Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng pháo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *