Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 12/2018/TT-BYT Quy định mới về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 04/05/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 12/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu. Theo đó, Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được quy định như sau:

  • Đối với chức danh Lái làu; Phụ lái tàu: Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Nhóm 3, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015.
  • Đối với chức danh Trưởng tàu; Trưởng dồn; Trực ban chạy tàu ga; Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, chạy tàu ga; Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; Nhân viên tuần đường, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung:
  • Đáp ứng Tiêu chuẩn sức khỏe loại II trở lên khi khám tuyển ban hành theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ về ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động.
  • Đáp ứng Tiêu chuẩn sức khỏe loại III trở lên khi khám định kỳ ban hành theo Quyết định 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997.

B Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 12/2018/TT-BYT

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE CỦA NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 106 sách Cánh diều tập 1

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

Điều 1. Áp dụng Tiêu chuẩn sức khỏe đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

1. Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe đối với chức danh Lái làu; Phụ lái tàu:

Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Nhóm 3, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TTLB-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.

2. Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe đối với chức danh Trưởng tàu; Trưởng dồn; Trực ban chạy tàu ga; Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga; Nhân viên gác ghi; Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; Nhân viên gác đường ngang, cầu chung:

a) Đáp ứng Tiêu chuẩn sức khỏe loại II trở lên khi khám tuyển ban hành theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động (sau đây gọi là Quyết định số 1613/BYT-QĐ)

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2017 - 2018 Tài liệu ôn thi hết học kì 2 lớp 5 môn Toán

b) Đáp ứng Tiêu chuẩn sức khỏe loại III trở lên khi khám định kỳ ban hành theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ.

Điều 2. Quy định về khám sức khỏe đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là KBCB) khám sức khỏe (sau đây viết tắt là KSK) cho nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (sau đây gọi là nhân viên đường sắt) và việc KSK cho nhân viên đường sắt của cơ sở KBCB phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giấy KSK tuyển dụng và nội dung KSK tuyển dụng cho nhân viên đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sổ/Giấy KSK định kỳ và nội dung KSK định kỳ cho nhân viên đường sắt theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành.

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe áp dụng cho người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt ban hành kèm theo Quyết định số 4132/QĐ-BYT ngày 04 tháng 10 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bản “Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Tham khảo thêm:   Phân dạng và bài tập trắc nghiệm lũy thừa, mũ và logarit (Có đáp án) Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2019 môn Toán

Điều 4. Điều khoản tham chiếu.

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ủy ban về CVĐXH của QH (để giám sát);

– Văn phòng CP (Công báo, Cổng TTĐT);
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Bộ GTVT;
– UBAT giao thông quốc gia;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Bộ Y tế: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ/Cục, các BV trực thuộc Bộ;
– Sở Y tế tỉnh, t/p trực thuộc TW;
– Sở Giao thông vận tải các tỉnh, t/p trực thuộc TW;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Cổng TTĐT Bộ Y tế;
– Lưu: VT, KCB, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 12/2018/TT-BYT Quy định mới về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *