Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn một số điều nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của phương tiện, vi phạm trong xây dựng, bảo vệ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa…

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/8/2016.

Các điểm nổi bật trong thông tư 12/2016/TT-BGTVT

1. Thông tư số 12/2016/BGTVT hướng dẫn cách thức xác định tải trọng, công suất của phương tiện không đăng kiểm, đăng ký và cách quy đổi đơn vị ra dung tích

Theo đó, để xác định trọng tải toàn phần của phương tiện sẽ theo công thức T= A x K, trong đó:

  • A là giá trị của số đo chiều dài boong chính, đo từ mũi đến lái phương tiện nhân với số đo chiều rộng mép boong ở giữa phương tiện nhân với số đo chiều cao mạn, đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện;
  • K là hệ số tương ứng với giá trị A
Tham khảo thêm:   Thông tư 82/2018/TT-BTC Bãi bỏ 01 phần nội dung Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT

Bên cạnh đó, Thông tư 12 năm 2016 hướng dẫn xác định đối với các phương tiện như: bến nổi hoặc kết cấu nổi khác mà trên đó đặt thiết bị thi công cuốc, hút để nạo vét luồng… theo một cách riêng. Cách đổi đơn vị ra dung tích khi giấy chứng nhận không ghi dung tích như sau:

  • Phương tiện thủy có động cơ: 1,5 tấn trọng tải đăng ký bằng 01 GT.
  • Phương tiện thủy không có động cơ: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.
  • Tàu kéo, tàu đẩy: 01 sức ngựa bằng 0,5 GT.

2. Hướng dẫn xử lý đối với một số vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

  • Thông tư số 12/2016 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc tịch thu các phương tiện, thiết bị gồm có xáng cạp, cuốc, hút, cẩu ngoạm và thiết bị máy nổ, máy bơm, máy hút… khi có hành vi vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
  • Hành vi kẻ, gắn số đăng ký trên phương tiện không đúng được Thông tư 12/BGTVT hướng dẫn khi không đúng các quy định sau: Số đăng ký phương tiện gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số; màu của chữ và số đăng ký phải khác màu nền nơi kẻ chữ và số đăng ký, vị trí số đăng ký của phương tiện

3. Xử lý hành vi vi phạm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện theo hướng dẫn Thông tư số 12

  • Hành vi vi phạm sử dụng người không đủ điều kiện theo quy định làm thuyền viên theo Thông tư 12/2016 hướng dẫn là hành vi chủ phương tiện sử dụng người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn…
  • Ngoài ra, Thông tư số 12 của Bộ Giao thông và vận tải còn hướng dẫn về việc xử phạt đối với đoàn lai, cách xác định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Kể tiếp sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật "tôi" bị kéo vào tàu ngầm 2 đoạn văn mẫu lớp 7

Mục lục thông tư 12/2016/TT-BGTVT

Chương I: Quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

Chương II: Quy định cụ thể

  • Điều 4. Phương pháp xác định trọng tải, công suất của phương tiện không đăng kiểm, không đăng ký
  • Điều 5. Cách đổi các đơn vị ra dung tích (GT)
  • Điều 6. Vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
  • Điều 7. Vi phạm quy định về Điều kiện hoạt động của phương tiện
  • Điều 8. Vi phạm quy định về Điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
  • Điều 9. Vi phạm quy định đối với chủ phương tiện, người thuê phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện
  • Điều 10. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
  • Điều 11. Xử phạt vi phạm hành chính đối với đoàn lai
  • Điều 12. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
  • Điều 13. Tạm giữ giấy tờ để bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
  • Điều 14. Chế độ thông tin
  • Điều 15. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng xử phạt vi phạm hành chính

Chương III: Tổ chức thực hiện

  • Điều 16. Hiệu lực thi hành
  • Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Phụ lục mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

  • Mẫu 01: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo thủ tục xử phạt không lập biên bản
  • Mẫu 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 03: Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 04: Quyết định giảm/miễn tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 05: Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 06: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 07: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 08: Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 09: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Mẫu 10: Văn bản giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Tham khảo thêm:   Luật phòng, chống ma túy sửa đổi số16/2008/QH12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn một số điều nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *