Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 110/2018/TT-BTC Hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 15/11/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 110/2018/TT-BTC hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước.

Thông tư gồm 7 chương, 36 điều, kèm theo 12 phụ lục, quy định về tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước; chế độ công bố thông tin và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 110/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ 110/2018/TT-BTC

HƯỚNG DẪN MUA LẠI, HOÁN ĐỔI CÔNG CỤ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2018 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 93/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 7 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước; chế độ công bố thông tin và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ.

2. Đối tượng áp dụng

a) Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ;

b) Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;

c) Chủ sở hữu công cụ nợ tham gia mua lại, hoán đổi và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Ngoài các thuật ngữ đã được giải thích tại Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 về nghiệp vụ quản lý nợ công (sau đây gọi tắt là Nghị định số 94/2018/NĐ-CP), trong Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. “Công cụ nợ” bao gồm:

a) Công cụ nợ của Chính phủ;

b) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành;

c) Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành.

2. “Chủ thể tổ chức phát hành” bao gồm:

a) Kho bạc Nhà nước đối với phát hành công cụ nợ của Chính phủ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

c) Ngân hàng chính sách đối với phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

3. “Chủ sở hữu công cụ nợ” là tổ chức, cá nhân nắm giữ công cụ nợ.

4. “Lãi suất danh nghĩa của công cụ nợ” là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá mà chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ phải thanh toán cho chủ sở hữu theo các điều kiện, điều khoản phát hành công cụ nợ.

5. “Kỳ hạn còn lại” là thời gian thực tế tính từ ngày mua lại công cụ nợ, ngày hoán đổi công cụ nợ đến ngày công cụ nợ đáo hạn.

6. “Ngày tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ” là:

a) Ngày chủ thể tổ chức phát hành thỏa thuận và ký hợp đồng mua lại, hoán đổi công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận;

b) Ngày chủ thể tổ chức phát hành tổ chức đấu thầu mua lại, đấu thầu hoán đổi công cụ nợ theo phương thức đấu thầu.

7. “Mua lại công cụ nợ” là việc chủ thể tổ chức phát hành mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 9 Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức trang 13 → 22

8. “Bán lại công cụ nợ” là việc chủ sở hữu bán lại công cụ nợ cho chủ thể tổ chức phát hành trước ngày đáo hạn.

9. “Ngày mua lại công cụ nợ” là ngày chủ thể tổ chức phát hành thanh toán tiền mua lại công cụ nợ cho chủ sở hữu.

10. “Lãi suất mua lại công cụ nợ” là lãi suất trúng thầu hoặc lãi suất thỏa thuận do chủ thể tổ chức phát hành quyết định trên cơ sở kết quả đấu thầu hoặc kết quả thỏa thuận mua lại công cụ nợ theo quy định tại Thông tư này.

11. “Hoán đổi công cụ nợ” là việc cùng mua, cùng bán hai (02) mã công cụ nợ khác nhau của cùng một chủ thể tổ chức phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu quản lý danh mục nợ.

12. “Công cụ nợ bị hoán đổi” là loại công cụ nợ đang lưu hành được lựa chọn để hoán đổi với công cụ nợ được hoán đổi.

13. “Công cụ nợ được hoán đổi” là công cụ nợ phát hành lần đầu hoặc phát hành bổ sung được lựa chọn để hoán đổi cho các loại công cụ nợ bị hoán đổi.

14. “Ngày hoán đổi công cụ nợ” là ngày phát hành công cụ nợ được hoán đổi để hoán đổi cho công cụ nợ bị hoán đổi.

15. “Lãi suất hoán đổi công cụ nợ” là lãi suất chiết khấu dùng làm căn cứ để xác định giá công cụ nợ bị hoán đổi, giá công cụ nợ được hoán đổi.

Điều 3. Lãi suất mua lại, hoán đổi công cụ nợ

1. Bộ Tài chính quyết định khung lãi suất mua lại, khung lãi suất hoán đổi công cụ nợ trong từng thời kỳ hoặc cho từng đợt mua lại, hoán đổi.

2. Căn cứ vào khung lãi suất mua lại công cụ nợ, khung lãi suất hoán đổi công cụ nợ quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ thể tổ chức phát hành quyết định lãi suất mua lại đối với từng đợt mua lại, quyết định lãi suất hoán đổi đối với từng đợt hoán đổi.

Điều 4. Nguyên tắc mua lại, hoán đổi công cụ nợ

1. Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ phải thực hiện theo đề án hoặc phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về phát hành công cụ nợ, cụ thể như sau:

a) Đối với công cụ nợ của Chính phủ, thực hiện theo đề án mua lại, hoán đổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều 24, Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP;

b) Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, thực hiện theo phương án mua lại, hoán đổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Khoản 7 Điều 49 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2018 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

c) Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, thực hiện theo phương án mua lại, hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 8 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương.

2. Đảm bảo theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện; công khai, minh bạch trong tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ.

3. Tuân thủ quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Điều 5. Phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ

1. Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:

a) Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;

b) Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán. Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ quyết định phương thức mua lại, hoán đổi theo đề án, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cụ thể phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ trước khi tổ chức thực hiện.

Điều 6. Điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại, được hoán đổi, bị hoán đổi
1. Đối với công cụ nợ được mua lại

a) Là công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn;

b) Không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ.

2. Đối với công cụ nợ được hoán đổi

a) Trường hợp phát hành bổ sung phải đảm bảo công cụ nợ có điều kiện, điều khoản như điều kiện, điều khoản của công cụ nợ đang lưu hành;

b) Trường hợp công cụ nợ phát hành lần đầu tiên thì điều kiện, điều khoản của công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành quyết định.

3. Đối với công cụ nợ bị hoán đổi, đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương II

TỔ CHỨC MUA LẠI CÔNG CỤ NỢ

Mục 1. MUA LẠI CÔNG CỤ NỢ THEO PHƯƠNG THỨC THỎA THUẬN

Điều 7. Các bước mua lại công cụ nợ đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam

1. Tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại, chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin về đợt mua lại công cụ nợ trên trang điện tử của chủ thể tổ chức phát hành, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Nội dung thông báo gồm:

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Snow Shoveling Simulator

a) Điều khoản của công cụ nợ dự kiến được mua lại, bao gồm: mã, quy mô của mã, ngày phát hành lần đầu, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán gốc, lãi;

b) Khối lượng công cụ nợ dự kiến mua lại đối với từng mã;

c) Ngày cuối cùng chủ sở hữu công cụ nợ hoặc tổ chức được chủ sở hữu công cụ nợ ủy quyền thực hiện đăng ký tham gia bán lại, đảm bảo tối thiểu ba (03) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại;

d) Ngày Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa công cụ nợ trên tài khoản lưu ký của chủ sở hữu đã đăng ký tham gia bán lại, đảm bảo tối thiểu là hai (02) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại;

đ) Ngày tổ chức mua lại và ngày mua lại dự kiến.

2. Căn cứ thông báo về đợt mua lại công cụ nợ quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện đăng ký bán lại công cụ nợ với chủ thể tổ chức phát hành theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này. Các đơn đăng ký bán lại nộp sau ngày đăng ký bán lại cuối cùng là không hợp lệ.

3. Sau ngày cuối cùng đăng ký bán lại công cụ nợ, căn cứ thông tin đăng ký bán lại, chủ thể tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam để phong tỏa số công cụ nợ đăng ký bán lại theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa số công cụ nợ đăng ký bán lại của chủ sở hữu và thông báo cho chủ thể tổ chức phát hành về việc phong tỏa.

4. Vào ngày tổ chức mua lại, căn cứ thông tin đăng ký bán lại của chủ sở hữu, thông báo phong tỏa công cụ nợ đăng ký bán lại của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, chủ thể tổ chức phát hành thực hiện thỏa thuận, thống nhất với các chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền về điều khoản mua lại công cụ nợ. Nội dung thỏa thuận gồm:

a) Khối lượng công cụ nợ mua lại đối với mỗi mã;

b) Mức lãi suất mua lại đối với mỗi mã công cụ nợ theo quy định tại Điều 3 Thông tư này;

c) Ngày mua lại;

d) Giá một công cụ nợ mua lại xác định theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

đ) Tổng số tiền mua lại công cụ nợ được xác định bằng số lượng công cụ nợ mua lại nhân với giá mua một (01) công cụ nợ.

5. Trên cơ sở kết quả thỏa thuận, trong ngày tổ chức mua lại chủ thể tổ chức phát hành và chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền ký hợp đồng về việc mua lại theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này.

6. Chậm nhất một (01) ngày làm việc sau ngày tổ chức mua lại, chủ thể tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán kết quả thỏa thuận mua lại theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này. Căn cứ thông báo của chủ thể tổ chức phát hành, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục phong tỏa đối với công cụ nợ đã ký hợp đồng mua lại và ngừng phong tỏa đối với công cụ nợ không được mua lại.

7. Vào ngày mua lại công cụ nợ theo hợp đồng đã ký với chủ sở hữu, chủ thể tổ chức phát hành chuyển tiền mua lại công cụ nợ cho chủ sở hữu công cụ nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư này.

8. Việc hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký công cụ nợ được mua lại thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

9. Kết thúc đợt mua lại, chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin về kết quả mua lại công cụ nợ theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

Điều 8. Các bước mua lại công cụ nợ không đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam

1. Căn cứ đề án, phương án mua lại công cụ nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ thể tổ chức phát hành thỏa thuận, thống nhất với các chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền về điều khoản mua lại công cụ nợ. Nội dung thỏa thuận gồm:

a) Khối lượng công cụ nợ mua lại;

b) Mức lãi suất mua lại theo quy định tại Điều 3 Thông tư này;

c) Ngày mua lại;

d) Giá một công cụ nợ mua lại;

đ) Tổng số tiền mua lại công cụ nợ.

2. Trên cơ sở kết quả thỏa thuận, chủ thể tổ chức phát hành và chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền ký hợp đồng về việc mua lại theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này.

3. Vào ngày mua lại công cụ nợ theo hợp đồng đã ký với chủ sở hữu, chủ thể tổ chức phát hành chuyển tiền mua lại công cụ nợ cho chủ sở hữu công cụ nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy mượn phòng họp, giảng đường ngoài kế hoạch Mẫu xin mượn phòng

Mục 2. MUA LẠI CÔNG CỤ NỢ THEO PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU

Điều 9. Nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định kết quả trúng thầu

1. Nguyên tắc đấu thầu

a) Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nhà tạo lập thị trường theo đúng quy định của pháp luật;

b) Bảo mật mọi thông tin dự thầu của nhà tạo lập thị trường.

2. Hình thức đấu thầu

Đấu thầu mua lại công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) hình thức, gồm:

a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;

b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.

Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ mua lại từ nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu mua lại trong phiên đấu thầu.

3. Phương thức xác định kết quả trúng thầu

Kết quả trúng thầu công cụ nợ được xác định theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:

a) Đơn giá;

b) Đa giá.

4. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ thông báo cụ thể về hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả trúng thầu đối với mỗi đợt đấu thầu mua lại công cụ nợ.

Điều 10. Đối tượng được tham gia đấu thầu mua lại công cụ nợ
1. Là nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo hàng năm của Bộ Tài chính.

2. Nhà tạo lập thị trường bán lại công cụ nợ thuộc sở hữu của mình hoặc bán lại công cụ nợ của khách hàng theo ủy quyền của chủ sở hữu công cụ nợ.

Điều 11. Các bước đấu thầu mua lại công cụ nợ

1. Tối thiểu bốn (04) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại, chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin trên trang điện tử của chủ thể tổ chức phát hành và đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán gửi thông báo cho các nhà tạo lập thị trường và công bố thông tin trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Mã công cụ nợ tổ chức mua lại;

b) Quy mô của mã, ngày phát hành lần đầu, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán gốc, lãi công cụ nợ;

c) Khối lượng công cụ nợ dự kiến mua lại đối với từng mã;

d) Ngày tổ chức mua lại và ngày mua lại công cụ nợ;

đ) Hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu.

2. Chậm nhất vào 10 giờ 30 phút ngày tổ chức mua lại, nhà tạo lập thị trường gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông tin dự thầu theo mẫu đăng ký dự thầu do Sở Giao dịch chứng khoán quy định. Mỗi nhà tạo lập thị trường và mỗi khách hàng của nhà tạo lập thị trường dự thầu cạnh tranh lãi suất được phép đặt tối đa năm (05) mức dự thầu đối với mỗi mã công cụ nợ gọi thầu. Mỗi mức đặt thầu bao gồm lãi suất dự thầu (tính đến 2 chữ số thập phân) và khối lượng công cụ nợ dự thầu tương ứng. Đối với trường hợp đấu thầu cho khách hàng, nhà tạo lập thị trường phải cung cấp đầy đủ tên khách hàng, mức lãi suất và khối lượng dự thầu tương ứng của mỗi khách hàng.

3. Chậm nhất mười lăm (15) phút sau thời gian đăng ký dự thầu cuối cùng quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch chứng khoán mở thầu, tổng hợp thông tin dự thầu và gửi cho chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ.

4. Căn cứ thông tin dự thầu tổng hợp nhận từ Sở Giao dịch chứng khoán, chủ thể tổ chức phát hành xác định mức lãi suất mua lại đối với mỗi mã gọi thầu và thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán để xác định kết quả đấu thầu công cụ nợ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

5. Kết thúc phiên đấu thầu mua lại, Sở Giao dịch chứng khoán thông báo kết quả đấu thầu cho nhà tạo lập thị trường bằng dữ liệu điện tử thông qua hệ thống đấu thầu điện tử và thông báo cho chủ thể tổ chức phát hành, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.

6. Căn cứ thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa công cụ nợ đã trúng thầu mua lại.

7. Vào ngày mua lại, chủ thể tổ chức phát hành thực hiện chuyển tiền mua lại công cụ nợ theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

8. Việc hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký công cụ nợ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

9. Kết thúc đợt mua lại, các đơn vị thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

…………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 110/2018/TT-BTC Hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *