Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 11/2020/TT-BYT Danh mục hoạt chất cấm sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Danh mục hoạt chất cấm sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng đã được Bộ Y tế ban hành tại Thông tư 11/2020/TT-BYT vào ngày 19/06/2020. Hiệu lực của văn bản pháp luật này sẽ bắt đầu từ ngày 20/08/2020. Sau đây là nội dung chi tiết của thông tư này, xin mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ Y TẾ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–

Số: 11/TT-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ 11/2020/TT-BYT

BAN HÀNH DANH MỤC HOẠT CHẤT CẤM SỬ DỤNG VÀ HẠN CHẾ PHẠM VI SỬ DỤNG TRONG CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG LĨNH VỰC GIA DỤNG VÀ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Danh mục hoạt chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này ban hành Danh mục hoạt chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi chung là chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mua bán, sản xuất, kinh doanh, thực hiện việc đăng ký lưu hành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Danh mục hoạt chất

1. Ban hành Danh mục hoạt chất cấm sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Project 2 Soạn Anh 4 Explore Our World (Cánh diều)

2. Ban hành Danh mục hoạt chất hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.

2. Thông tư số 47/2017/TT-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục các hoạt chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp

1. Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được cấp số đăng ký lưu hành trước ngày thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu trong thời hạn tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành trong các trường hợp như sau:

a) Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chứa một trong các hoạt chất Chlorpyrifos ethyl, Hexythiazox, Fipronil, Beta- cyfluthrin, Cyfluthrin, Trichlorfon, Diazinon, Acephate, Malathion và Methanol quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chứa một trong các hoạt chất Emamectin benzoate và Spinosad có phạm vi sử dụng không phù hợp với quy định về hạn chế phạm vi sử dụng tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngừng toàn bộ việc tiếp nhận mới, xử lý, thẩm định các hồ sơ đăng ký chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã nộp trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành có chứa một trong các hoạt chất Chlorpyrifos ethyl, Hexythiazox, Fipronil, Beta-cyfluthrin, Cyfluthrin, Trichlorfon, Diazinon, Acephate, Malathion và Methanol.

3. Các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế có chứa các hoạt chất quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này đã được cấp số đăng ký lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu thi hành thì chỉ được quảng cáo sản phẩm theo đúng phạm vi tác dụng đã được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành. Trường hợp muốn quảng cáo mở rộng phạm vi tác dụng quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở đăng ký phải thực hiện việc đăng ký lưu hành bổ sung theo quy định của Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Tham khảo thêm:   Bảng kê chứng từ thu thuế Mẫu 05/BK-HQ theo Thông tư 112/2018/TT-BT

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ủy ban về các vấn đề của Quốc hội (để giám sát)
– Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
– PTT Vũ Đức Đam;
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, MT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC HOẠT CHẤT CẤM SỬ DỤNG TRONG CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG LĨNH VỰC GIA DỤNG VÀ Y TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 11/2020/TT-BYT ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT Tên hoạt chất Mã số CAS1
1. Acephate 30560-19-1
2. Aldrin 309-00-2
3. Benzene hexachloride (BHC) 89609-19-8
4. Beta-cyfluthrin 68359-37-5
5. Chlordance 57-74-9
6. Chlordecone 143-50-0
7. Chlorpyrifos ethyl 39475-55-3
8. Cyfluthrin 68359-37-5
9. Diazinon 333-41-5
10. Dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) 50-29-3
11. Dichlovos 62-73-7
12. Dieldrin 60-57-1
13. Endosulfan và các đồng phân
14. Endrin 72-20-8
15. Fipronil 120068-37-3
16. Heptachlor 76-44-8
17. Hexachlorobenzene 118-74-1
18. Hexachlorocyclohexane và các đồng phân
19. Hexythiazox 78587-05-0
20. Hoạt chất sinh học diệt côn trùng, diệt khuẩn (trừ vi khuẩn: Bacillus thuringiensis israelensis (Bti), strain AM65-52, 266-2)
21. Hợp chất chứa Cadmium
22. Hợp chất Chì
23. Isobenzen 297-78-9
24. Isodrin 465-73-6
25. Lindane 58-89-9
26. Malathion 121-75-5
27. Methanol (Không được đăng ký là hoạt chất chính trong chế phẩm diệt khuẩn. Trong chế phẩm, hàm lượng tạp chất Methanol không lớn hơn 2.000mg/l). 67-56-1
28. Methamidophos 10265-92-6
29. Methyl Parathion 298-00-0
30. Monocrotophos 6923-22-4
31. Mirex 2385-85-5
32. Naphthalene 91-20-3
33. Paradichlorobenzene (1,4-Dichlorobenzene, p- DCB) 106-46-7
34. Parathion Ethyl 56-38-2
35. Pentachlorophenol (PCP) và các muối của hoạt chất này
36. Perflurooctan sulfonic acid và các muối hoạt chất này
37. Phosphamidon 13171-21-6
38. Polychlorinated Biphenyls (PCB) 1336-36-3
39. Strobane 8001-50-1
40. Toxaphen 8001-35-2
41. Trichlorfon 52-68-6
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tin học 8 (Có đáp án, ma trận)

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC HOẠT CHẤT HẠN CHẾ PHẠM VI SỬ DỤNG TRONG CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN DÙNG TRONG LĨNH VỰC GIA DỤNG VÀ Y TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 11/2020/TT-BYT ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT Tên hoạt chất Mã số CAS2 Hạn chế phạm vi sử dụng
1. AgniqueTM MMF 52292-17-8 Chỉ sử dụng để diệt bọ gậy, không dùng trong nước ăn uống và nước sinh hoạt.
2. Bacillus thuringiensis israelensis (Bti), strain AM65-52, 266-2 Chỉ sử dụng để diệt bọ gậy, không dùng trong nước ăn uống, sinh hoạt.
3. Bromchlophos 53095-31-1 Chỉ phun dạng hạt thể tích cực nhỏ (phun ULV) để diệt ruồi ngoài nhà.
4. Diethyl toluamid 134-62-3 Không sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi
5. Diflubenzuron 35367-38-5 Chỉ sử dụng để diệt bọ gậy, không dùng trong nước ăn uống, sinh hoạt.
6. Dimethyl phthalate 131-11-3 Nồng độ sử dụng dưới 30%, không sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi.
7. Emamectin benzoate 155569-91-8 Chỉ sử dụng trong chế phẩm dạng bả diệt gián hàm lượng dưới 0,2%.
8. Fenitrothion 122-14-5 Chỉ phun dạng hạt thể tích cực nhỏ (phun ULV) để diệt ruồi, muỗi, gián ngoài nhà.
9. Methoprene 40596-69-8 Chỉ sử dụng để diệt bọ gậy, không dùng trong nước ăn uống, sinh hoạt.
10. Novaluron 116714-46-6 Chỉ sử dụng để diệt bọ gậy, không dùng trong nước ăn uống, sinh hoạt.
11. Spinosad 168316-95-8 Không sử dụng trong nước ăn uống, sinh hoạt.
12. Temephos 3383-96-8 Chỉ sử dụng để diệt bọ gậy, không dùng trong nước ăn uống, sinh hoạt.
13. Pyriproxyfen 95737-68-1 Không dùng trong nước ăn uống, sinh hoạt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 11/2020/TT-BYT Danh mục hoạt chất cấm sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *