Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 11/2017/TT-BCT Quy định mới về đăng ký kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 11/2017/TT-BCT ngày 28/07/2017 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, để được cấp mã số kinh doanh TN-TX thực phẩm đông lạnh, hàng đã qua sử dụng và hàng có thuế TTĐB doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện các điều kiện sau:

– Có số tiền ký quỹ từ 07 đến 10 tỷ đồng; riêng đối với kinh doanh thực phẩm đông lạnh thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng thêm các quy định về kho bãi chứa hàng hóa tại Điều 3 Nghị định 77/2016/NĐ-CP .

– Các thương nhân thực hiện TN-TX trên không được ủy thác hoặc nhận ủy thác TN-TX

– Bên cạnh đó, Thông tư cũng ban hành danh mục các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, hàng đã qua sử dụng, hàng có thuế TTĐB thuộc diện kinh doanh TN-TX có điều kiện.

Thông tư 11/2017/TT-BCT – Quy định mới về đăng ký kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóadoanh

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-

Số: 11/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP, TÁI XUẤT; TẠM XUẤT, TÁI NHẬP VÀ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1757/TTg-KTTH ngày 31 tháng 10 năm 2013 về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.

2. Hoạt động chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Hoạt động chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam đối với hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này không được thực hiện qua cửa khẩu đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tham khảo thêm:   Thông tư 3/2020/TT-BNV Quy định biện pháp bảo vệ vị trí công tác người tố cáo là cán bộ, công chức

1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 3. Danh mục hàng hóa

1. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục I.

2. Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục II.

3. Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quy định tại Phụ lục III.

4. Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quy định tại Phụ lục IV.

5. Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc Phụ lục I và Phụ lục II (sau đây gọi là hàng hóa đã qua sử dụng), quy định tại Phụ lục V.

Chương II

KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA

Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA

Điều 4. Quy định chung về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc Phụ lục I, II và trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này, thương nhân là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái xuất hàng hóa thực hiện tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.

2. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V thực hiện theo các điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

3. Đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại khoản 2 Điều này, thương nhân không được phép uỷ thác hoặc nhận uỷ thác tạm nhập, tái xuất.

4. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất quy định tại Chương III Thông tư này.

Điều 5. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

2. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.

3. Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quy định tại Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với cử nhân

4. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn.

5. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định tại Điều này.

Điều 6. Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất

1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn để tránh ùn tắc tại cảng, cửa khẩu và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.

2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng hiện tượng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:

a) Áp dụng việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với một số loại hàng hóa theo thông báo của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất thực hiện như quy định tại Chương III Thông tư này.

b) Có văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng đưa hàng về Việt Nam.

c) Tạm dừng cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Điều 7. Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc Phụ lục III, IV, V được quy định như sau:

1. Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

2. Trên vận đơn phải ghi số Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

3. Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

Điều 8. Giám sát hàng hóa

1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài.

2. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

3. Hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

Mục 2. HÀNG HOÁ KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN

Điều 9. Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập trang 34 - Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 34 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá (sau đây gọi tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất) khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 3 hoặc Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

Điều 10. Hồ sơ cấp Mã số tạm nhập, tái xuất

1. Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI: 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này: 1 bản chính;

d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.

Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.

2. Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số tạm nhập, tái xuất, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính;

b) Mã số tạm nhập, tái xuất đã được cấp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Các giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

3. Đối với trường hợp cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất do bị mất, thất lạc, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất, nêu rõ lý do mất, thất lạc, kèm theo cam kết của doanh nghiệp;

b) Bản sao Mã số tạm nhập, tái xuất, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp (nếu có).

4. Đối với trường hợp Mã số tạm nhập, tái xuất hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp đăng ký cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không thay đổi so với các điều kiện trước đây, Bộ Công Thương xem xét miễn kiểm tra lại điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp khi cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 11/2017/TT-BCT Quy định mới về đăng ký kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *