Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 10/2018/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 10/05/2018, Thông tư 10/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 14/03/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Thông tư tại đây.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 10/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2018

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG; ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VÀ SÁT HẠCH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không;

Căn cứ Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với nhân viên hàng không, các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.

Điều 3. Quy ước viết tắt

Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. ADS-B (Automatic Dependent Surveillance – Broadcast): giám sát phụ thuộc tự động – chế độ phát quảng bá.

2. AFTN (Aeronautical Fixed Telecommunication Network): mạng viễn thông cố định hàng không.

3. AIP (Aeronautical Information Publication): tập thông báo tin tức hàng không.

4. AIS (Aeronautical Information Service): dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

5. AMHS (Air Traffic Service Message Handling System): hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.

6. ATFM (Air Traffic Flow Management): quản lý luồng không lưu.

7. CNS (Communication, Navigation, Surveillance): thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

8. DME (Distance Measuring Equipment): thiết bị đo cự ly.

9. FDP (Flight Plan Data Processing): xử lý hệ thống dữ liệu bay.

10. GBAS (Ground Based Augmentation System): hệ thống tăng cường độ chính xác của tín hiệu vệ tinh dẫn đường đặt trên mặt đất.

11. HF A/G (High Frequency Air/Ground): thông tin sóng ngắn không – địa.

12. IATA (International Air Transport Association): hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.

13. ICAO (International Civil Aviation Organization): tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

14. ILS (Instrument Landing System): hệ thống hạ cánh bằng thiết bị.

15. ILS/DME/Marker (Instrument Landing System/Distance Measuring Equipment/Marker): hệ thống hạ cánh bằng thiết bị/thiết bị đo cự ly/đài chỉ mốc vô tuyến.

16. NDB (Non Directional Radio Beacon): đài dẫn đường vô hướng.

Tham khảo thêm:   Bài tập ôn thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 11 Tài liệu ôn thi lớp 11 học kì 1 môn tiếng Anh

17. NOTAM (Notice to Airmen): điện văn thông báo hàng không.

18. OJT (On-Job-Training): thực tập tại vị trí làm việc.

19. PSR (Primary Surveillance Radar): ra đa giám sát sơ cấp.

20. RDP (Radar Data Processing): xử lý dữ liệu ra đa.

21. SSR (Secondary Surveillance Radar): ra đa giám sát thứ cấp.

22. VHF A/G (Very High Frequency Air/Ground): thông tin sóng cực ngắn không – địa.

23. VOR (Very High Frequency Omnidirectional Radio Range): đài vô tuyến đa hướng sóng cực ngắn.

24. VCCS (Voice Communication Control System): hệ thống chuyển mạch thoại.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không.

2. Chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu là chương trình đào tạo, huấn luyện bao gồm 02 (hai) phần: kiến thức chung về hàng không dân dụng và nghiệp vụ nhân viên hàng không. Sau khi hoàn thành chương trình này, học viên được cấp chứng chỉ chuyên môn.

3. Chương trình huấn luyện năng định là chương trình huấn luyện dành cho nhân viên hàng không đã được cấp chứng chỉ chuyên môn để tham dự kỳ sát hạch cấp năng định theo quy định trong lĩnh vực chuyên ngành.

4. Chương trình huấn luyện định kỳ là chương trình huấn luyện nhắc lại các kiến thức đã được học và bổ sung cập nhật kiến thức mới chuyên ngành hàng không để nhân viên hàng không duy trì khả năng làm việc ở vị trí năng định đã được cấp.

5. Chương trình huấn luyện phục hồi là chương trình huấn luyện cho nhân viên hàng không có thời gian nghỉ giãn cách quá thời gian quy định để phục hồi khả năng đáp ứng công việc chuyên môn.

6. Chương trình huấn luyện chuyển loại là chương trình huấn luyện cho nhân viên hàng không khi chuyển đổi vị trí chuyên môn hoặc chuyển đổi vị trí năng định.

7. Chương trình huấn luyện bay làm quen là chương trình huấn luyện cho nhân viên không lưu tìm hiểu hoạt động của tổ lái trên buồng lái trong chuyến bay thương mại.

8. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (gọi tắt là cơ sở đào tạo) là cơ sở có đủ điều kiện hoạt động đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

9. Sát hạch nhân viên hàng không là việc kiểm tra để cấp giấy phép, năng định chuyên môn hoặc đánh giá để cấp chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không.

Điều 5. Thời gian giảng dạy, quy đổi thời gian giảng dạy

1. Thời gian giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện được tính bằng giờ.

2. Quy đổi thời gian giảng dạy: 01 (một) giờ lý thuyết là 45 phút; 01 (một) giờ thực hành là 60 phút.

Chương II

NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Điều 6. Chức danh nhân viên hàng không

1. Thành viên tổ lái.

2. Giáo viên huấn luyện bay.

3. Tiếp viên hàng không.

4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.

5. Nhân viên điều độ, khai thác bay.

6. Nhân viên không lưu.

7. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.

8. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.

9. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

10. Nhân viên khí tượng hàng không.

11. Nhân viên thiết kế phương thức bay.

12. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em (10 mẫu) Bài văn tả đồ vật lớp 4

13. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.

14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

15. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 7. Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không

1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh, duy trì trật tự, tuần tra, canh gác bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.

2. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

3. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám sát dịch vụ mặt đất phục vụ chuyến bay; kiểm tra, làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp, dỡ hành lý, hàng hóa lên, xuống tàu bay.

4. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay.

5. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.

Điều 8. Tiêu chuẩn nhân viên hàng không

1. Nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.

2. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 13 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;

c) Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.

3. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 14, 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

a) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;

c) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 của Thông tư này phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;

Tham khảo thêm:   Quyết định số 759/QĐ-TTG Về việc thay đổi thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

d) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

Điều 9. Chứng chỉ chuyên môn và Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh

1. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại Thông tư này, bao gồm một trong các loại sau:

a) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này;

b) Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

c) Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;

d) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

2. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có văn bằng, chứng chỉ được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu nghiệp vụ nhân viên hàng không tại cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép.

3. Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này được cấp bởi Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm Thông tư này.

Điều 10. Giấy phép nhân viên hàng không

1. Điều kiện được cấp giấy phép nhân viên hàng không:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

b) Tham dự và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.

2. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Cơ quan cấp giấy phép;

c) Tên giấy phép;

d) Số giấy phép;

đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);

e) Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;

g) Năng định;

h) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;

i) Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;

k) Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.

3. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 6 của Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.

4. Nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 10/2018/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *