Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 09/2012/TT-BNV Quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 09/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 10 tháng 12 năm 2012 quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

BỘ NỘI VỤ
——–
Số: 09/2012/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH, NỘI DUNG THANH TRA VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ,

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra (bao gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra) và nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ và Chánh Thanh tra Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong lĩnh vực tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; đối tượng thanh tra và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

Chương 2.
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA

MỤC 1. CHUẨN BỊ THANH TRA

Điều 3. Khảo sát, nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra

1. Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra).

2. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình. Báo cáo gồm các nội dung sau:

a) Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ chế phân cấp, quản lý công chức, viên chức của đối tượng thanh tra;

b) Quy mô, số lượng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đối tượng thanh tra trong giai đoạn thanh tra.

Tham khảo thêm:   Giới thiệu về Quảng Bình bằng tiếng Anh Miêu tả Quảng Bình bằng tiếng Anh

c) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về những lĩnh vực trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

d) Tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá những thông tin thu thập được; xác định vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; những nội dung cần tập trung xem xét, đánh giá trong quá trình thanh tra.

Điều 4. Ra quyết định thanh tra

1. Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra.

2. Nội dung quyết định thanh tra được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 52 Luật thanh tra, gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;

b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

c) Thời hạn thanh tra;

d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định của pháp luật.

Điều 5. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

1. Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra

a) Trưởng đoàn thanh tra chủ trì và chỉ đạo thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra;

b) Nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra:

Mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra cần đạt được sau khi kết thúc thanh tra (phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức);

Phạm vi, đối tượng, thời gian, nội dung của cuộc thanh tra; phương pháp tiến hành, địa điểm thanh tra, kiểm tra, xác minh;

Tiến độ, thời hạn thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo (gồm cả báo cáo tiến độ thanh tra); phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.

2. Phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

a) Thời gian xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra;

b) Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.

Điều 6. Chuẩn bị triển khai thanh tra

1. Họp Đoàn thanh tra, chuẩn bị triển khai thanh tra

a) Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để quán triệt kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt; bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn thanh tra; nêu nguyên tắc phối hợp và việc chấp hành các quy trình, quy chế của Đoàn thanh tra; dự kiến lịch thanh tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

b) Tập hợp các văn bản liên quan đến nội dung thanh tra do Đảng, Nhà nước và cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra ban hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức được áp dụng trong giai đoạn, phạm vi thanh tra;

Tham khảo thêm:   TOP app Android làm thiệp và lồng ảnh vào bánh sinh nhật

c) Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn thanh tra.

2. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

a) Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;

b) Trưởng đoàn thanh tra gửi văn bản cho đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo và dự kiến lịch thanh tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan) ít nhất 6 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra.

Trong văn bản gửi đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra cần đề nghị đối tượng thanh tra xây dựng và sẽ trình bày báo cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức tại buổi công bố quyết định thanh tra; có ý kiến thống nhất về lịch thanh tra trực tiếp; thực hiện việc tập hợp và sắp xếp theo từng chuyên đề theo trình tự thời gian, lưu vào hồ sơ toàn bộ văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra về quá trình công tác của từng công chức, viên chức.

3. Thông báo công bố quyết định thanh tra

a) Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra.

b) Nội dung của thông báo công bố quyết định thanh tra, gồm:

Thời gian, địa điểm công bố quyết định thanh tra; Thành phần dự họp công bố quyết định thanh tra: Đoàn thanh tra; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra; Thủ trưởng đơn vị, tổ chức tham mưu về công tác quản lý công chức, viên chức của đối tượng thanh tra; các thành phần khác do Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra quyết định.

MỤC 2. TIẾN HÀNH THANH TRA

Điều 7. Công bố quyết định thanh tra

1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức công bố quyết định thanh tra theo thời gian và địa điểm đã thông báo cho đối tượng thanh tra.

2. Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm:

a) Công bố đầy đủ nội dung quyết định thanh tra và nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và phương thức làm việc của Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra và lịch thanh tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra chuẩn bị, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Đoàn thanh tra đề nghị đại diện Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra báo cáo trực tiếp về những nội dung thanh tra theo đề cương đã gửi. Qua nghe báo cáo của đối tượng thanh tra chuẩn bị, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, Trưởng đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn thiện báo cáo.

3. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản và được ký giữa đại diện Đoàn thanh tra và đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.

Điều 8. Thanh tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra

1. Đoàn thanh tra tiến hành việc thanh tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra theo lịch thanh tra trực tiếp đã thống nhất giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 8: Project Soạn Anh 10 trang 94 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Tiến hành thanh tra trực tiếp

a) Thu nhận báo cáo của đối tượng thanh tra, nghe đối tượng thanh tra báo cáo; nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin hồ sơ, tài liệu đã thu thập được; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Trong quá trình thanh tra trực tiếp, nếu thấy cần thiết Đoàn thanh tra tiến hành làm việc với công chức, viên chức hoặc người có liên quan để xác minh nội dung đã thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã xác minh;

c) Sau khi kết thúc việc kiểm tra, xác minh lại mỗi cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Đoàn thanh tra lập biên bản và thông báo sơ bộ kết quả, đánh giá khái quát việc thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung thanh tra.

3. Thay đổi lịch thanh tra trực tiếp

Trong quá trình thanh tra, do yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc do đề nghị của đối tượng thanh tra, lịch thanh tra trực tiếp có thể được điều chỉnh, thay đổi. Việc điều chỉnh, thay đổi lịch thanh tra trực tiếp phải được thông báo cho đối tượng thanh tra và báo cáo người ra quyết định thanh tra.

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra

1. Trường hợp người ra quyết định thanh tra thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì có văn bản yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra thực hiện.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì và chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trình người ra quyết định thanh tra xem xét, phê duyệt.

2. Trường hợp Trưởng đoàn thanh tra thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì có văn bản giải trình rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra và đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét có ý kiến chỉ đạo. Nếu đồng ý với đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra có văn bản phê duyệt.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản phê duyệt của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì, chỉ đạo thành viên Đoàn thanh tra sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch đó.

4. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra về việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra biết và phối hợp thực hiện.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 09/2012/TT-BNV Quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *