Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 08/2013/TT-BTC Về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch Nhà nước áp dụng cho hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10 tháng 1 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch Nhà nước áp dụng cho hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS).

BỘ TÀI CHÍNH

—————
Số: 08/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ NGHIỆP VỤ KHO BẠC (TABMIS)

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS), như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS

Thông tư này áp dụng cho các đơn vị sau:

1. Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN);

2. Cơ quan tài chính các cấp, bao gồm: Bộ Tài chính (các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính tham gia quy trình quản lý phân bổ ngân sách Nhà nước); Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng tài chính các quận, huyện, thị xã;

3. Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS;

4. Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN.

Điều 2. Đối tượng của kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS

1. Tiền và các khoản tương đương tiền;

2. Các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;

3. Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;

4. Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

5. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;

6. Các khoản kết dư NSNN các cấp;

7. Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp;

8. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;

9. Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.

Điều 3. Nội dung kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS

Kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của Nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống.

Điều 4. Tổ chức bộ máy kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS

Kho bạc Nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán; Cơ quan tài chính các cấp, đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy để thực hiện công việc kế toán theo quy trình nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002, Luật Kế toán ngày 17/6/2003, Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006 và các quy định của Thông tư này.

Điều 5. Nhiệm vụ của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS

1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:

a) Dự toán chi ngân sách Nhà nước;

b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;

c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;

d) Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;

e) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);

f) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;

g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;

h) Các tài sản quốc gia, kim khí quý, đá quý và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;

i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.

2. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi ngân sách Nhà nước, vay và trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.

3. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán ngân sách Nhà nước, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.

Điều 6. Phương pháp ghi chép

Phương pháp ghi chép kế toán áp dụng cho TABMIS là phương pháp “ghi sổ kép”. Phương pháp “ghi sổ đơn” được áp dụng trong từng trường hợp theo quy định cụ thể.

Điều 7. Đơn vị tính trong kế toán

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.

Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo lường chính thức của Nhà nước (kg, cái, con …). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VND cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính. Trường hợp cần thiết được sử dụng thêm các đơn vị đo lường khác phù hợp với các quy định cụ thể trong công tác quản lý.

Điều 8. Chữ viết, chữ số và phương pháp làm tròn số

1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp chứng từ kế toán, hóa đơn, tài liệu kế toán sử dụng tiếng nước ngoài phải có bản phiên dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đính kèm.2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

3. Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:

– Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

– Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

4. Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng Đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định tại điểm 3 của điều này.

Điều 9. Kỳ kế toán

1. Kỳ kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS gồm: Kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý.

1.1. Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch).

1.2. Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).

1.3. Kỳ chỉnh lý là khoảng thời gian để hạch toán và điều chỉnh các khoản thu chi thuộc ngân sách năm trước theo quy định sau khi đã kết thúc ngày 31/12. Các bút toán hạch toán thu, chi thuộc ngân sách năm trước trên kỳ chỉnh lý có ngày hiệu lực là ngày 31/12 năm trước.

2. Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định trong Thông tư này. Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế mở, đóng kỳ kế toán trên TABMIS và hướng dẫn việc khóa sổ và lập báo cáo theo các kỳ khác phục vụ yêu cầu quản lý cụ thể.

Điều 10. Kiểm kê tài sản

1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.

2. Các đơn vị KBNN phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

– Cuối kỳ kế toán tháng, năm, trước khi lập báo cáo tài chính;

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động;

– Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;

– Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị KBNN phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản tại đơn vị; người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê tại đơn vị mình.

Điều 11. Thanh tra, kiểm tra kế toán

1. Thủ trưởng, Kế toán trưởng các đơn vị KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thanh tra, kiểm tra kế toán đối với đơn vị cấp dưới và nội bộ đơn vị, hoạt động thanh tra, kiểm tra của đơn vị cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra kế toán phải có quyết định thanh tra, kiểm tra kế toán, trong đó ghi rõ nội dung thanh tra, kiểm tra, thời hạn thanh tra, kiểm tra và có quyền yêu cầu KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS được thanh tra, kiểm tra cử người phối hợp, giúp đoàn thanh tra, kiểm tra trong thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra. Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra, kiểm tra và các kết luận trong biên bản thanh tra, kiểm tra.

2. Thủ trưởng, Kế toán trưởng các đơn vị KBNN và các đơn vị khác tham gia TABMIS được thanh tra, kiểm tra phải cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ, sổ sách, số liệu kế toán cần thiết theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và trong phạm vi nội dung kiểm tra; phải thực hiện nghiêm chỉnh các kiến nghị của đoàn kiểm tra phù hợp với chế độ hiện hành trong phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn chế độ thanh tra, kiểm tra, quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán Nhà nước trong hệ thống KBNN; Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kiểm tra kế toán liên quan đến các đơn vị khác tham gia TABMIS.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 08/2013/TT-BTC Về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch Nhà nước áp dụng cho hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Cách sửa lỗi Metro Exodus trên Windows 10

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *