Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2013/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.
2. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là khoảng thời gian từ khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó.
3. Người đại diện tổ chức tín dụng là cán bộ của tổ chức tín dụng, cán bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định thay mặt tổ chức tín dụng để xử lý các công việc liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng bị khuyết nhân sự có thẩm quyền đảm nhiệm vấn đề này.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
MỤC 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 4. Các hình thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện được quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này.
2. Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.
3. Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.
Điều 5. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh) hoặc Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền:
a) Quyết định việc đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
b) Quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt và nội dung giám sát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện;
c) Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt; cử, trưng tập cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt; đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này;
đ) Xử lý những vấn đề do Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật Các tổ chức tín dụng;
e) Yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật trong một thời hạn được xác định cụ thể; hoặc yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng hoặc không thể thực hiện được việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được Ngân hàng Nhà nước xác định;
g) Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng này không thực hiện được yêu cầu nêu tại điểm e khoản 1 của Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng theo khoản 3 Điều 149 của Luật các tổ chức tín dụng;
h) Quyết định việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định các vấn đề qui định tại khoản 1 Điều này (trừ Điểm g) đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 6. Thông báo việc quyết định kiểm soát đặc biệt
Việc quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới:
1. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân;
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
5. Ngân hàng hợp tác xã trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân;
6. Bộ Tài chính trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con hoặc công ty kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm;
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; Ủy ban nhân dân các cấp xã, cấp huyện (đối với quỹ tín dụng nhân dân);
8. Các cơ quan và tổ chức khác có liên quan do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 7. Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
1. Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được công bố bao gồm thông tin về các biện pháp củng cố, chấn chỉnh tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các thông tin cần thiết khác.
2. Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được công bố thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng ít nhất 03 số liên tiếp;
b) Họp báo;
c) Đăng tải tin trên website của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc của Ngân hàng Nhà nước;
d) Công bố tại Đại hội đồng cổ đông.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời điểm, nội dung và hình thức công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong từng trường hợp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp xử lý những yếu kém của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định.
Điều 8. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động
1. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (gọi tắt là Phương án) được Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Trường hợp Phương án do Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng không đáp ứng được yêu cầu xử lý các khó khăn, yếu kém của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định thuê cơ quan tư vấn, một số chuyên gia ngân hàng khác xây dựng Phương án. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thuê tư vấn, chuyên gia xây dựng Phương án.
3. Phương án phải bao gồm những nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, website (nếu có) của tổ chức tín dụng;
b) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn), thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng hoặc người đại diện tổ chức tín dụng (nếu có);
c) Tóm tắt thực trạng tình hình quản trị, tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
(i) Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và sở hữu của tổ chức tín dụng;
(ii) Thực trạng tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó phải nêu rõ những khó khăn, yếu kém, rủi ro, vi phạm pháp luật (nếu có) và nguyên nhân.
d) Nguyên nhân tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
đ) Các biện pháp giải quyết khó khăn và kế hoạch triển khai thực hiện một số hoặc tất cả các biện pháp sau đây:
(i) Tăng cường khả năng chi trả;
(ii) Huy động các nguồn vốn bên ngoài;
(iii) Tiết giảm chi phí;
(iv) Củng cố, khắc phục các yếu kém, tổn thất tài chính từ nguồn vốn chủ sở hữu;
(v) Bán tài sản hoặc toàn bộ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho tổ chức tín dụng khác, các nhà đầu tư tiềm năng; sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác;
(vi) Thanh toán các khoản tiền gửi của khách hàng; hoặc chuyển toàn bộ tiền gửi của khách hàng vào một hoặc một số tổ chức tín dụng khác để thanh toán và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý nợ, thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng này theo quy định của pháp luật;
(vii) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
(viii) Chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh;
(ix) Biện pháp khác.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 07/2013/TT-NHNN Quy định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.