Ngày 29/03/2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT về việc hướng dẫn hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/05/2019. Sau đây là nội dung của thông tư, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Nội dung Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2019/TT-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2019 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn việc đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên phương tiện thông tin đại chúng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Đối tượng áp dụng: theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 2. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ khi tham gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu. Việc xác định địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục II danh mục ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư. Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 3. Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh chuyên sâu, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến
1. Khóa đào tạo khởi sự kinh doanh cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.
2. Khóa đào tạo quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh nhằm nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh.
3. Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, chế biến cung cấp kiến thức quản trị sản xuất chuyên sâu, huấn luyện thực tiễn tại hiện trường doanh nghiệp.
4. Nội dung tổ chức các khóa đào tạo theo quy định dưới đây:
TT |
Tên khóa đào tạo |
Chuyên đề đào tạo |
Thời lượng đào tạo |
Đối tượng học viên |
Số học viên tối thiểu |
Quy trình tổ chức |
1 |
Khởi sự kinh doanh |
Mục 1 Phụ lục 1 Thông tư này |
Tối đa 02 ngày, không bao gồm đi thực tế tại doanh nghiệp |
Người lao động của doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập trong 2 năm |
30 |
Mục 1 Phụ lục 2.1 Thông tư này |
2 |
Quản trị kinh doanh |
Mục 2 Phụ lục 1 Thông tư này |
Tối đa 03 ngày trong đó có 1/2 ngày thực tế tại doanh nghiệp |
Người lao động của doanh nghiệp |
30 |
Mục 2 Phụ lục 2.1 Thông tư này |
3 |
Quản trị kinh doanh chuyên sâu |
Mục 3 Phụ lục 1 Thông tư này |
Từ 07 đến 28 ngày (có thể không liên tục), trong đó có 1/3 thời gian nghiên cứu tình huống hoặc đi thực tế tại doanh nghiệp |
Cán bộ quản lý của doanh nghiệp |
20 |
Mục 3 Phụ lục 2.1 Thông tư này |
4 |
Đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến |
Mục 4 Phụ lục 1 Thông tư này |
Người lao động và cán bộ quản lý của doanh nghiệp |
10 |
Điều 4. Đào tạo trực tuyến, đào tạo qua các phương tiện thông tin đại chúng
1. Chương trình đào tạo trực tuyến, đào tạo qua phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp kiến thức khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Người lao động, cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp tài khoản, để tham gia học tập tại hệ thống đào tạo trực tuyến trên nền tảng web hoặc trên thiết bị di động thông minh.
4. Nội dung các chuyên đề đào tạo trực tuyến, đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định tại Mục 5 và Mục 6 Phụ lục 1 Thông tư này.
5. Hoạt động tổ chức đào tạo trực tuyến thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư này.
Điều 5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Thời lượng tổ chức một khóa bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 02 đến 14 ngày (có thể không liên tục); trong đó bao gồm tối thiểu 30% thời gian hướng dẫn học viên nghiên cứu các tình huống, học tập kinh nghiệm tại doanh nghiệp, mô hình hỗ trợ doanh nghiệp điển hình, số học viên tối thiểu mỗi lớp là 20 người.
3. Nội dung các chuyên đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định tại Mục 7 Phụ lục 1 của Thông tư này.
4. Hoạt động tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định hiện hành về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 6. Quản lý hoạt động đào tạo
1. Lập, tổng hợp, thông báo kế hoạch hoạt động đào tạo:
a) Vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hiệp hội xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 6 của năm trước năm kế hoạch để tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
b) Căn cứ định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, thông báo của cấp có thẩm quyền về dự toán chi ngân sách trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng cân đối ngân sách địa phương và Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của địa phương, UBND cấp tỉnh giao kế hoạch và bố trí kinh phí cho cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Đánh giá tình hình thực hiện đào tạo:
a) Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch đào tạo.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội tổ chức thực hiện đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định Thông tư này và các văn bản hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, giải quyết.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2019.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản thay thế./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT Hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.