Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 03/2022/TT-BYT Sửa đổi tiêu chuẩn viên chức ngành y tế từ ngày 10/6/2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với bác sĩ chính như sau:

  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng);
  • Bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng-Hàm-Mặt;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).

BỘ Y TẾ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Số: 03/2022/TT-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 4932/BNV-CCVC ngày 02 tháng 10 năm 2021 về việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 4 như sau:

“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng – Hàm – Mặt.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm h khoản 3 Điều 5 như sau:

“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ (hạng III) lên chức danh bác sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng), bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng), bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt hoặc có bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).”

6. Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 6 như sau:

“e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:

a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ y học dự phòng).”

8. Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm h khoản 3 Điều 7 như sau:

“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành Y học dự phòng trở lên.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ y học dự phòng).”

10. Sửa đổi, bổ sung điểm i và bổ sung điểm k khoản 3 Điều 8 như sau:

“i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành y học dự phòng; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành y học dự phòng hoặc bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

k) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học cổ truyền).

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ y học dự phòng).”

12. Bổ sung điểm h khoản 3 Điều 9 như sau:

“h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

Tham khảo thêm:   GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư Giải Giáo dục công dân 9 trang 5, 6

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm i và bổ sung điểm k khoản 3 Điều 4 như sau:

“i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh y tế công cộng chính (hạng II) lên chức danh y tế công cộng cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh y tế công cộng chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh y tế công cộng chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

k) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Y học dự phòng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm i và bổ sung điểm k khoản 3 Điều 5 như sau:

“i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh y tế công cộng (hạng III) lên chức danh y tế công cộng chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh y tế công cộng (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh y tế công cộng (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

k) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng; đại học nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học cổ truyền) và tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Y tế công cộng hoặc tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Quản lý y tế.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).”

6. Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 6 như sau:

“e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Điều dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm h khoản 3 Điều 4 như sau:

“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học ngành Điều dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 5 như sau:

“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Hộ sinh.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).”

7. Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 7 như sau:

“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học ngành Hộ sinh.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).”

9. Sửa đổi, bổ sung điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3 Điều 8 như sau:

“đ) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp cao đẳng Hộ sinh.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).”

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Kỹ thuật y học; chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Kỹ thuật phục hình răng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh kỹ thuật y).”

12. Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm h khoản 3 Điều 10 như sau:

“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật y hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Kỹ thuật y học; đại học ngành Kỹ thuật phục hình răng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh kỹ thuật y).”

14. Sửa đổi, bổ sung điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3 Điều 11 như sau:

“đ) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật y hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp cao đẳng Kỹ thuật y học, cao đẳng Kỹ thuật phục hình răng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh kỹ thuật y).”

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Dược học.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm h khoản 3 Điều 4 như sau:

“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính (hạng II) lên chức danh dược sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3 Điều 5 như sau:

“đ) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ (hạng III) lên chức danh dược sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành dược học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành dược học. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dược học.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 6 như sau:

“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dược hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp cao đẳng Dược.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).”

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dinh dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng (dùng cho các hạng chức danh dinh dưỡng).”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 4 như sau:

“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dinh dưỡng hạng III lên chức danh dinh dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh dinh dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dinh dưỡng hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dinh dưỡng; bác sĩ nhóm ngành Y học và tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Dinh dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng (dùng cho các hạng chức danh dinh dưỡng).”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 5 như sau:

“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dinh dưỡng hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Có đáp án, ma trận)

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng trở lên; trường hợp tốt nghiệp đại học nhóm ngành khác trở lên thì phải có chứng chỉ đạt chuẩn viên chức dân số.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số (dùng cho các hạng chức danh dân số). ”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm h và bổ sung điểm i khoản 3 Điều 4 như sau:

“h) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dân số viên hạng III lên chức danh dân số viên hạng II phải có thời gian giữ chức danh dân số viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dân số viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng; trường hợp tốt nghiệp đại học nhóm ngành khác thì phải có chứng chỉ đạt chuẩn viên chức dân số.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số (dùng cho các hạng chức danh dân số).

4. Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm i khoản 3 Điều 5 như sau:

“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dân số viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

Điều 7. Chuyển xếp lương viên chức hạng IV có trình độ cao đẳng đối với viên chức hiện giữ chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, dân số

1. Viên chức giữ chức danh điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).

2. Viên chức đã được bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có trình độ đạt chuẩn cao đẳng theo đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo theo quy định thì được chuyển xếp lương viên chức loại A0 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và việc xếp lương thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Trường hợp viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo theo quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Trường hợp viên chức được cử đi học tập để đạt trình độ cao đẳng mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.

Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trong quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh đó không yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì không phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này. Viên chức khi tham dự kỳ thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này.

2. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế của tất cả các hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này.

3. Đối với các khóa đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng, dân số của các hạng chức danh tương ứng đang triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục đào tạo, cấp chứng chỉ.

4. Viên chức có bằng tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng chuyên ngành phụ sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định đáp ứng đủ yêu cầu trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng III quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2022.

2. Điểm b, điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ; điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng; điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của TW Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;
– Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo; CTTĐT Chính phủ; CTTĐT Bộ Y tế;
– Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
– Lưu: VT, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trường Sơn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 03/2022/TT-BYT Sửa đổi tiêu chuẩn viên chức ngành y tế từ ngày 10/6/2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *