Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 08/03/2019, Thông tư 03/2019/TT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành ngày 22/01/2019 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Theo đó, Thông tư quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:

  • Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
  • Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên;
  • Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

B CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 03/2019/TT-BCT

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2019

THÔNG TƯ 03/2019/TT-BCT

QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Đương ký ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại Chi-lê;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

2. Thương nhân.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo Hiệp định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác hoặc thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá giống, cá con hoặc ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt.

2. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại và có đặc tính cơ bản giống nhau.

Tham khảo thêm:   Hóa học 10 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Giải Hoá học lớp 10 trang 94 sách Chân trời sáng tạo

3. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại lãnh thổ của một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.

4. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.

5. Nguyên liệu gián tiếp là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không còn nằm lại trong hàng hóa đó; hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng nhà xưởng hay để vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

a) Nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi;

b) Thiết bị, dụng cụ và máy móc được sử dụng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa;

c) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị an toàn và máy móc;

d) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

đ) Phụ tùng và nguyên liệu được dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;

e) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;

g) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không còn nằm lại trong hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

6. Nguyên liệu là hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác.

7. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng các quy tắc xuất xứ tại Thông tư này.

8. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng các quy tắc xuất xứ tại Thông tư này.

9. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là hàng hóa được sử dụng để bảo vệ một sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ.

10. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc doanh nghiệp tự sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.

11. Sản xuất là các phương thức bao gồm nuôi trồng, cấy, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, nuôi trồng thủy sản, thu lượm, sản xuất, gia công hay lắp ráp hàng hóa.

12. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã được thanh toán hoặc phải trả cho hàng hóa khi bán để xuất khẩu hoặc giá trị khác được xác định theo quy định của Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức thương mại thế giới.

13. Trị giá hàng hóa là trị giá giao dịch của hàng hóa không bao gồm bất kỳ chi phí nào phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế của hàng hóa.

14. Nước thành viên là bất kỳ Nhà nước hoặc lãnh thổ thuế quan riêng biệt (separate customs territory) nào thực thi Hiệp định này.

15. Cá nhân của Nước thành viên là cá nhân, thương nhân của Nước thành viên.

Tham khảo thêm:   Lý Giải Tình Yêu: Nội dung, diễn viên, lịch chiếu phim

16. Ngày là ngày theo lịch dương;

17. Nguyên liệu tái sử dụng (recovered material) là nguyên liệu:

a) được tháo dỡ từ hàng hóa đã qua sử dụng thành các phần tách rời;

b) được làm sạch, kiểm tra, thử nghiệm hoặc gia công các các phần tách rời đó để chúng đạt điều kiện tốt hơn.

18. Hàng tân trang, tái chế tạo (remanufactured good) là hàng hóa được cấu thành toàn bộ hoặc từng phần từ các nguyên liệu tái sử dụng, thuộc mã HS từ Chương 84 đến Chương 90 hoặc thuộc nhóm 94.02, ngoại trừ hàng hóa thuộc HS các nhóm 84.18, 85.09, 85.10 và nhóm 85.16, 87.03 hoặc các phân nhóm 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, phân nhóm 8517.11 và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có thời hạn sử dụng tương tự và có hình thức tương tự hàng hóa mới;

b) Có điều kiện bảo hành tương tự hàng hóa mới.

Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:

a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng;

b) Phụ lục II: Điều khoản liên quan đến quy tắc cụ thể mặt hàng cho xe và các bộ phận, phụ kiện của chúng;

c) Phụ lục III: Trường hợp ngoại lệ áp dụng De minimis;

d) Phụ lục IV: Mẫu C/O mẫu CPTPP của Việt Nam;

đ) Phụ lục V: Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam;

e) Phụ lục VI: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP và Tờ khai bổ sung;

g) Phụ lục VII: Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng dệt may;

h) Phụ lục VIII: Danh mục nguồn cung thiếu hụt;

i) Phụ lục IX: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C.O mẫu CPTPP của Việt Nam.

2. Việt Nam áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các Nước thành viên khác của Hiệp định. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này và được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosvs.gov.vn. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo quy định của Bộ Công Thương.

3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định có liên quan tại Thông tư này.

Chương II

QUY TẮC CHUNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ

1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:

a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;

c) Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Công văn 330/CNTT-PM Hướng dẫn tra cứu thời gian đóng BHXH qua điện thoại di động

2. Hàng dệt may được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng quy định tại Thông tư này và tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được trồng, cấy, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó.

3. Hàng hóa được chế biến từ động vật sống tại đó.

4. Động vật thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.

5. Hàng hóa thu được từ việc nuôi trồng thủy sản tại đó.

6. Khoáng sản hoặc chất sản sinh tự nhiên khác không bao gồm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra tại đó.

7. Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển, đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên và theo luật quốc tế, nằm bên ngoài lãnh hải của các Nước không phải là thành viên thuộc các tàu đã được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.

8. Sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm đề cập tại khoản 7 Điều này ngay trên boong tàu được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.

9. Hàng hóa ngoại trừ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác đánh bắt, thu được từ một Nước thành viên hoặc một cá nhân của một Nước thành viên từ đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên, và ngoài các khu vực mà các Nước không phải là thành viên thực hiện quyền tài phán với điều kiện Nước thành viên hoặc người của Nước thành viên có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất đó theo quy định của luật quốc tế.

10. Phế thải, phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại đó với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu.

11. Hàng hóa được sản xuất tại đó chỉ từ các hàng hóa theo quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.

Điều 7. Quy định về nguyên liệu tái sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo

1. Nguyên liệu tái sử dụng thu được từ lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên được coi là có xuất xứ nếu là bộ phận cấu thành hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo.

2. Nguyên liệu tái sử dụng, hàng tân trang, tái chế tạo có xuất xứ chỉ khi nguyên liệu, hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 5 Thông tư này.

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *