Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 03/2016/TT-BXD Nguyên tắc áp dụng cấp công trình quản lý đầu tư xây dựng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 15/5/2016, Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, đối với dự án đầu tư xây dựng có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính thì việc áp dụng cấp công trình dựa trên quy mô công suất, tầm quan trọng của công trình. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

BỘ XÂY DỰNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 03/2016/TT-BXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh:

Thông tư này quy định chi Tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Nguyên tắc xác định cấp công trình

1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:

a) Quy mô công suất, tầm quan trọng: áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.

Tham khảo thêm:   Quyết toán vốn đầu tư, vốn sửa chữa lớn sử dụng trong kỳ

b) Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theo Phụ lục 2 Thông tư này.

2. Cấp của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định trên cơ sở các tiêu chí nêu tại Khoản 1 Điều này.

3. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình chính độc lập hoặc dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên quy mô, công năng chung của dự án.

4. Cấp công trình quốc phòng, an ninh được xác định theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp công trình quốc phòng, an ninh có tính chất đặc thù, cấp công trình do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Điều 3. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng

1. Áp dụng cấp công trình để xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình như sau:

a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập, áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập với nhau, áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính, áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

d) Các trường hợp khác được quy định trong văn bản pháp luật liên quan.

2. Ngoài việc xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này, cấp công trình còn được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động sau theo quy định tại Khoản 3 Điều này:

a) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng;

b) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

c) Xác định công trình phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

d) Xác định công trình bắt buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;

đ) Xác định công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;

e) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

g) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng;

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 8: Từ vựng Sports and Games - Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2

h) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;

i) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

k) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;

l) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì.

3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này:

a) Trường hợp phạm vi hoạt động xây dựng được thực hiện cho toàn bộ một công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

b) Trường hợp phạm vi hoạt động xây dựng được thực hiện cho toàn bộ dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình chính thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

c) Các trường hợp khác được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.

Điều 4. Quy định về chuyển tiếp

1. Cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời Điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Trường hợp công trình nêu tại Khoản 1 Điều này có Điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:

a) Việc Điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Việc Điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định của Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2016 và thay thế các quy định tại Điều 7, Phụ lục 1 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các Khoản 4, 6 Điều 1 Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Website của Chính phủ;
– Công báo (02 bản);
– Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp;
– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cổng Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng;
– Lưu: VT, Vụ PC, Cục HĐXD, Cục GĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quang Hùng

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng Những bài văn mẫu lớp 7

PHỤ LỤC 1

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ CÔNG SUẤT HOẶC TẦM QUAN TRỌNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

Bng 1.1 Phân cấp công trình dân dụng

T.T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.1.1

Công trình giáo dục

1.1.1.1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo

Tổng số trẻ toàn trường

≥ 100

< 100

1.1.1.2. Trường tiểu học

Tổng số học sinh toàn trường

≥ 700

< 700

1.1.1.3. Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Tổng số học sinh toàn trường

≥ 1.350

< 1.350

1.1.1.4. Trường đại học, trường cao đẳng; Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Tổng số sinh viên toàn trường

> 8.000

5.000 ÷ 8.000

< 5.000

1.1.2

Công trình y tế

1.1.2.1. Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương (Bệnh viện trung ương không thấp hơn cấp I)

Tổng số giường bệnh lưu trú

> 1.000

500 ÷ 1.000

250 ÷ < 500

< 250

1.1.2.2. Trung tâm thí nghiệm an toàn sinh học (Cấp độ an toàn sinh học xác định theo quy định của ngành y tế)

Cấp độ an toàn sinh học (ATSH)

ATSH cấp độ 4

ATSH cấp độ 3

ATSH cấp độ 1 và cấp độ 2

1.1.3

Công trình thể thao

1.1.3.1. Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài (Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

> 40

> 20 ÷ 40

5 ÷ 20

< 5

1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao có khán đài (Nhà thi đấu thể thao quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

> 7,5

5 ÷ 7,5

2 ÷ < 5

< 2

1.1.3.3. Sân gôn

Số lỗ

36

18

< 18

1.1.3.4. Bể bơi, sân thể thao ngoài trời

Tầm quan trọng

Đạt chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia

Hoạt động thể thao phong trào

1.1.4

Công trình văn hóa

1.1.4.1. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác (Trung tâm hội nghị quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Tổng sức chứa (nghìn người)

> 3

> 1,2 ÷ 3

> 0,3 ÷ 1,2

≤ 0,3

1.1.4.2. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày

Tầm quan trọng

Quốc gia

Tỉnh, Ngành

Các trường hợp còn lại

1.1.5

Chợ

Số Điểm kinh doanh

> 400

≤ 400

1.1.6

Nhà ga

Nhà ga hàng không (Nhà ga chính)

Lượt hành khách (triệu khách/năm)

≥ 10

< 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 03/2016/TT-BXD Nguyên tắc áp dụng cấp công trình quản lý đầu tư xây dựng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *