Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 02/2022/TT-BTP Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 08/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Theo đó, Thông tư 02 quy định có 06 nhóm tiêu chí khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản như sau:

  • Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản.
  • Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.
  • Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.
  • Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
    Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá.
  • Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 02/2022/TT-BTP

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ 02/2022/TT-BTP

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.

2. Thông tư này áp dụng đối với người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản.

3. Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và pháp luật về đấu thầu.

Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm theo đúng tiêu chí quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bảo đảm tính chính xác, độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.

3. Tổ chức đấu giá tài sản tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn và phải chịu hậu quả bất lợi do kê khai không đầy đủ, không chính xác thông tin quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

Điều 3. Nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

1. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá.

2. Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.

3. Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản.

4. Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.

5. Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.

6. Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.

Điều 4. Thông báo công khai tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản với đầy đủ tiêu chí quy định tại Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người có tài sản đấu giá thông báo công khai việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trong thời hạn ít nhất là 03 ngày làm việc trước ngày quyết định lựa chọn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 5. Đánh giá, chấm điểm theo tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

1. Người có tài sản đấu giá tự đánh giá hoặc thành lập tổ đánh giá hoặc lựa chọn hình thức khác để đánh giá các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc đánh giá này.

2. Người có tài sản đấu giá căn cứ thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản chấm điểm theo tất cả các tiêu chí quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và xử lý các tình huống theo quy định tại các khoản 4, 5, 6, và 7 Điều này.

3. Tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn là tổ chức có tổng số điểm cao nhất của tất cả các tiêu chí cộng lại. Trường hợp có từ hai tổ chức đấu giá tài sản trở lên có tổng số điểm cao nhất bằng nhau thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định lựa chọn một trong các tổ chức đó.

4. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản có người đại diện theo pháp luật hoặc đấu giá viên của tổ chức bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản do thực hiện hành vi nhân danh, vì lợi ích hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của tổ chức đấu giá tài sản đó thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 50% tổng số điểm.

5. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản thuộc một trong các trường hợp sau thì thực hiện như sau:

a) Có đấu giá viên của tổ chức mình bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản thì cứ mỗi đấu giá viên bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 5% tổng số điểm;

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về tính tự lập Ví dụ về tính tự lập trong cuộc sống

b) Tổ chức đấu giá tài sản bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản, trừ hành vi bị xử phạt quy định tại điểm c khoản này thì cứ mỗi hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 5% tổng số điểm;

c) Tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo công bố của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 20% tổng số điểm;

d) Có đấu giá viên của tổ chức mình bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 20% tổng số điểm.

6. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản thuộc trường hợp đã bị từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều này hoặc đã bị hủy bỏ kết quả lựa chọn quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 70% tổng số điểm.

7. Trường hợp có cơ sở xác định tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ thì người có tài sản từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đấu giá tài sản đó.

8. Trường hợp đến hết ngày nộp hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn mà chỉ có một tổ chức đấu giá tài sản đăng ký thì người có tài sản xem xét, quyết định lựa chọn tổ chức đó nếu đáp ứng quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Điều 6. Thông báo, hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản thông báo công khai kết quả lựa chọn trên trang thông tin điện tử của mình (nếu có) và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sau khi có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản nhận được thông tin của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc có kết quả xác minh khẳng định tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp chưa ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thì người có tài sản đấu giá hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đó;

b) Trường hợp đã ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản chưa nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá thì người có tài sản đấu giá hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đồng thời đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đối với tổ chức đấu giá tài sản đó;

c) Trường hợp đã ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản đã nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản nếu hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản có thỏa thuận về vấn đề này hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, người có tài sản đấu giá căn cứ kết quả chấm điểm quy định tại khoản 1 Điều này lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có tổng số điểm cao nhất liền kề để tổ chức cuộc đấu giá; trường hợp hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị chấm dứt hoặc bị Tòa án tuyên vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, người có tài sản đấu giá tổ chức lại việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

4. Người có tài sản đấu giá gửi Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người có tài sản đấu giá và nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở, đồng thời đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của mình (nếu có) và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản thông tin về việc hủy bỏ kết quả lựa chọn quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn quy định tại khoản 7 Điều 5, khoản 2 Điều này.

Điều 7. Các trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản

Căn cứ nguyên tắc đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản; nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này, người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh của doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 9 Unit 5: Từ vựng Từ vựng tiếng Anh lớp 9 Unit 5

2. Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản đó thông qua sở hữu, thâu tóm phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của tổ chức đấu giá tài sản đó.

3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá

1. Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá:

a) Thông báo công khai việc lựa chọn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí lựa chọn và chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;

b) Xem xét, xác minh thông tin phản ánh về việc tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;

c) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn và kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản kèm theo kết quả xác minh trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;

d) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá:

a) Yêu cầu người có tài sản đấu giá thuộc thẩm quyền quản lý báo cáo kết quả xác minh, hủy kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đơn phương chấm dứt, chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;

b) Có biện pháp xử lý đối với những cá nhân, tổ chức liên quan có hành vi vi phạm trong việc đánh giá, chấm điểm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo thẩm quyền;

c) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Cục Bổ trợ tư pháp là đơn vị tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về đấu giá tài sản, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Thông tư này;

b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo thẩm quyền;

c) Công bố trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản thông tin các tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Thanh tra Bộ, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp cung cấp thông tin về tổ chức, hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản khi có yêu cầu của người có tài sản đấu giá trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;

b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá theo thẩm quyền;

c) Công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp thông tin về tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2022./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh (để b/c);
– Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
– Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
– Tòa án nhân dân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo; Website Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Cục BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

PHỤ LỤC I

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
(Kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

TT

NỘI DUNG

MỨC TỐI ĐA

I

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá

23,0

1

Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đấu giá

11,0

1.1

Có trụ sở ổn định, địa chỉ rõ ràng kèm theo thông tin liên hệ (số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử…)

6,0

1.2

Địa điểm bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá được bố trí ở vị trí công khai, thuận tiện

5,0

2

Trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá

8,0

2.1

Có máy in, máy vi tính, máy chiếu, thùng đựng phiếu trả giá bảo đảm an toàn, bảo mật và các phương tiện khác bảo đảm cho việc đấu giá

4,0

2.2

Có hệ thống camera giám sát hoặc thiết bị ghi hình tại nơi bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá; nơi tổ chức cuộc đấu giá

4,0

3

Có trang thông tin điện tử đang hoạt động

2,0

4

Đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến

1,0

5

Có nơi lưu trữ hồ sơ đấu giá

1,0

II

Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả (Thuyết minh đầy đủ các nội dung trong phương án)

22,0

1

Phương án đấu giá đề xuất việc tổ chức đấu giá đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan

4,0

2

Phương án đấu giá đề xuất thời gian, địa điểm bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá, buổi công bố giá thuận lợi cho người tham gia đấu giá; hình thức đấu giá, bước giá, số vòng đấu giá có tính khả thi và hiệu quả cao

4,0

3

Phương án đấu giá đề xuất cách thức bảo mật thông tin, chống thông đồng, dìm giá

4,0

4

Phương án đấu giá đề xuất thêm các địa điểm, hình thức niêm yết, thông báo công khai khác nhằm tăng mức độ phổ biến thông tin đấu giá

4,0

5

Phương án đấu giá đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự cho việc tổ chức thực hiện đấu giá

3,0

6

Phương án đấu giá đề xuất các giải pháp giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá

3,0

III

Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản

45,0

1

Trong năm trước liền kề đã thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá (Tổ chức đấu giá tài sản liệt kê tất cả các cuộc đấu giá tài sản đã thực hiện. Người có tài sản không yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao hợp đồng) Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 hoặc 1.5

6,0

1.1

Dưới 03 hợp đồng (bao gồm trường hợp không thực hiện hợp đồng nào)

2,0

1.2

Từ 03 hợp đồng đến dưới 10 hợp đồng

3,0

1.3

Từ 10 hợp đồng đến dưới 20 hợp đồng

4,0

1.4

Từ 20 hợp đồng đến dưới 30 hợp đồng

5,0

1.5

Từ 30 hợp đồng trở lên

6,0

2

Trong năm trước liền kề đã tổ chức đấu giá thành các cuộc đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá có mức chênh lệch trung bình giữa giá trúng đấu giá so với giá khởi điểm (Tổ chức đấu giá tài sản liệt kê tất cả các cuộc đấu giá tài sản đã thực hiện. Người có tài sản không yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao hợp đồng)

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 hoặc 2.5

18,0

2.1

Dưới 20% (bao gồm trường hợp không có chênh lệch)

10,0

2.2

Từ 20%) đến dưới 40%

12,0

2.3

Từ 40% đến dưới 70%

14,0

2.4

Từ 70% đến dưới 100%

16,0

2.5

Từ 100% trở lên

18,0

3

Thời gian hoạt động trong lĩnh vực đấu giá tài sản tính từ thời điểm có Quyết định thành lập hoặc được cấp Giấy đăng ký hoạt động (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực)

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 3.1, 3.2 hoặc 3.3

5,0

3.1

Dưới 03 năm

3,0

3.2

Từ 03 năm đến dưới 05 năm

4,0

3.3

Từ 05 năm trở lên

5,0

4

So lượng đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 4.1, 4.2 hoặc 4.3

3,0

4.1

01 đấu giá viên

1,0

4.2

Từ 02 đến dưới 05 đấu giá viên

2,0

4.3

Từ 05 đấu giá viên trở lên

3,0

5

Kinh nghiệm hành nghề của đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản (Tính từ thời điểm được cấp Thẻ đấu giá viên theo Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản hoặc đăng ký danh sách đấu giá viên tại Sở Tư pháp theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản hoặc Thẻ đấu giá viên theo Luật Đấu giá tài sản)

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 5.1, 5.2 hoặc 5.3

4,0

5.1

Không có đấu giá viên có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên

2,0

5.2

Từ 01 đến 02 đấu giá viên có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên

3,0

5.3

Từ 03 đấu giá viên trở lên có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên

4,0

6

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đóng góp vào ngân sách Nhà nước trong năm trước liền kề, trừ thuế giá trị gia tăng

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 6.1, 6.2, 6.3 hoặc 6.4

5,0

6.1

Dưới 50 triệu đồng

2,0

6.2

Từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng

3,0

6.3

Từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng

4,0

6.4

Từ 200 triệu đồng trở lên

5,0

7

Đội ngũ nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 7.1 hoặc 7.2

3,0

7.1

Dưới 03 nhân viên (bao gồm trường hợp không có nhân viên nào)

2,0

7.2

Từ 03 nhân viên trở lên

3,0

8

Có người tập sự hành nghề trong tổ chức đấu giá tài sản trong năm trước liền kề hoặc năm nộp hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn

1,0

IV

Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp

Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 1, 2 hoặc 3

5,0

1

Bằng mức thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định của Bộ Tài chính

3,0

2

Giảm dưới 20% mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính)

4,0

3

Giảm từ 20% trở lên mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính)

5,0

V

Tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định

5,0

Tổng số điểm

100

VI

Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố

1

Có tên trong danh sách tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố

Đủ điều kiện

2

Không có tên trong danh sách tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố

Không đủ điều kiện

Tham khảo thêm:   Toán 9 Bài tập cuối chương V Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 124, 125

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Thông tư

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 02/2022/TT-BTP Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *