Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

Số: 02/2013/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2013

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

Căn cứ Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 – 2015;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Xây dựng chương trình/kế hoạch hành động phát triển bền vững; Lồng ghép các nội dung phát triển bền vững trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực; Tổ chức thực hiện phát triển bền vững; Kinh phí thực hiện; Giám sát, đánh giá, báo cáo.

2. Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bộ, ngành gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Tổ chức, đoàn thể là cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cộng đồng doanh nghiệp.

3. Địa phương là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia là các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được ban hành tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Chương 2.

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH/KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng

1. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể chủ động xây dựng chương trình/kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhằm mục đích phát triển ngành/lĩnh vực, địa phương theo định hướng phát triển bền vững quốc gia.

2. Chương trình/kế hoạch hành động phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa 3 trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường và được xây dựng cho từng thời kỳ 2011 – 2015 và 2016 – 2020.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 6: Kể lại những sự thay đổi chứng tỏ em đã lớn Những bài văn mẫu lớp 6 hay nhất

3. Chương trình/kế hoạch hành động phải được xây dựng trên cơ sở Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Kế hoạch hành động Quốc gia về Phát triển bền vững cho từng thời kỳ.

4. Quá trình xây dựng có sự phối hợp, tham gia, tham vấn của các Bộ, sở, ban, ngành liên quan; các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các nhà khoa học; đại diện cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.

Điều 4. Nội dung chương trình/kế hoạch hành động phát triển bền vững

1. Chương trình/kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương bao gồm các nội dung sau:

a) Xác định mục tiêu của chương trình/kế hoạch hành động;

b) Xác định các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững ngành/lĩnh vực (đối với các Bộ, ngành) và địa phương (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);

c) Xác định các nội dung/nhiệm vụ chủ yếu của ngành/lĩnh vực và địa phương cần thực hiện nhằm:

– Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng ưu tiên của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

– Lồng ghép các nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương.

d) Xác định các giải pháp, phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình/kế hoạch hành động;

e) Đề xuất các đề án, dự án cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung của chương trình/kế hoạch hành động.

2. Chương trình/kế hoạch hành động của tổ chức, đoàn thể bao gồm các nội dung sau:

a) Xác định mục tiêu của chương trình/kế hoạch hành động;

b) Xác định các nội dung/nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức, đoàn thể cần thực hiện để cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng ưu tiên của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

c) Xác định các giải pháp, phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình/kế hoạch hành động;

d) Đề xuất các dự án cụ thể (nếu có) để triển khai thực hiện các nội dung của chương trình/kế hoạch hành động.

Chương 3.

LỒNG GHÉP CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH/LĨNH VỰC

Điều 5. Nguyên tắc lồng ghép

1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển bền vững phải được lồng ghép vào trong nội dung các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực.

2. Đối với những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực xây dựng mới: quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững phải được chú trọng, xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển và quán triệt xuyên suốt trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực.

3. Đối với những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực đã ban hành: trong quá trình triển khai thực hiện, cần rà soát, đánh giá tính bền vững của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để đề xuất những điều chỉnh, bổ sung cần thiết.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu Tôi yêu em của Puskin

Điều 6. Yêu cầu lồng ghép

1. Nội dung, trình tự xây dựng và thực hiện, rà soát và điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Yêu cầu lồng ghép:

a) Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xây dựng mới:

– Nghiên cứu các nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 để xác định các quan điểm, mục tiêu, nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đang xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững;

– Lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành để đưa vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đang xây dựng:

+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội: các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành phải được đưa vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – xã hội – môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực: lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành phù hợp với ngành/lĩnh vực để đưa vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

Trường hợp trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành không có chỉ tiêu liên quan đến ngành/lĩnh vực, cần xác định các chỉ tiêu phát triển bền vững đặc thù của ngành/lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững để đưa vào hệ thống các chỉ tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

b) Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành:

– Trong quá trình rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, ban hành để đề xuất điều chỉnh, cần tiến hành rà soát, đánh giá tính bền vững của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

Việc rà soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt do cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.

– Nghiên cứu các nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 để điều chỉnh các quan điểm, mục tiêu, nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững;

– Bổ sung các chỉ tiêu phát triển bền vững phù hợp vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:

+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội: bổ sung các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia chưa có trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – xã hội – môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực: lựa chọn chỉ tiêu phù hợp trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia để bổ sung vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

Trường hợp trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã ban hành không có chỉ tiêu liên quan đến ngành/lĩnh vực, cần xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững đặc thù của ngành/lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững để bổ sung vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ

Điều 7. Cơ quan thường trực, đơn vị đầu mối về phát triển bền vững

1. Đơn vị kế hoạch/kế hoạch – tài chính hoặc đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm về phát triển bền vững thuộc các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể là đơn vị đầu mối về phát triển bền vững của các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể.

Tham khảo thêm:   Giáo án Toán 5 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Toán lớp 5 năm 2024 - 2025

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thường trực về phát triển bền vững tại địa phương.

Điều 8. Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành

1. Thành lập Ban chỉ đạo

a) Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành được thành lập tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững của ngành/lĩnh vực quản lý.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành

Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng các Bộ, Thủ tưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo:

a) Xây dựng chương trình/kế hoạch hành động của ngành để triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

b) Lồng ghép các nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 trong quá trình hoạch định chính sách; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành/lĩnh vực quản lý;

c) Xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của Bộ, ngành mình trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững và các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững quốc gia; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững thuộc ngành/lĩnh vực quản lý; xây dựng và thực hiện các mô hình phát triển bền vững ngành;

d) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về phát triển bền vững và nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

đ) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành/lĩnh vực, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành

a) Cơ cấu tổ chức

Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành gồm có:

– Trưởng Ban chỉ đạo: Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Thủ trưởng đơn vị đầu mối về phát triển bền vững thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Thành viên Ban chỉ đạo: lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

b) Quy chế làm việc

Các thành viên Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo được xây dựng trên cơ sở tham chiếu Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh và do Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt và ban hành.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *