Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH Quy định chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 48/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 157/2005/NĐ-CP quy định chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

BỘ NGOẠI GIAO – BỘ NỘI VỤ – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

Số: 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHOẢN 3 ĐIỀU 1 NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2012/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/2005/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC NHIỆM KỲ TẠI CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 48/2012/NĐ-CP);

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Chế độ sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chương 5 Kết nối tri thức (Có đáp án) Ôn tập Sinh học 11

Phu nhân/phu quân đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng mức sinh hoạt phí quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phu nhân/phu quân Đại sứ hưởng chỉ số sinh hoạt phí 125%.

2. Phu nhân/phu quân Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Tùy viên quân sự, Phó Tùy viên quân sự, Tổng Lãnh sự, Phó Tổng Lãnh sự và Trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao hưởng chỉ số sinh hoạt phí 110%.

3. Phu nhân/phu quân Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba, Tùy viên, Lãnh sự, Phó Lãnh sự và phu nhân/phu quân cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ không giữ chức vụ ngoại giao hoặc lãnh sự nhưng hưởng chỉ số sinh hoạt phí tương đương hưởng chỉ số sinh hoạt phí 80%.

4. Phu nhân/phu quân cơ yếu, nhân viên hành chính, kỹ thuật, lái xe, cấp dưỡng, tạp vụ, bảo vệ hưởng chỉ số sinh hoạt phí 60%.

Điều 2. Chế độ sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân không thể đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm.

1. Phu nhân/phu quân không thể đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm được hưởng 50% mức sinh hoạt phí quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này.

2. Các yếu tố để xét hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc địa bàn khó khăn, nguy hiểm nêu tại Khoản 1 Điều này gồm:

a) Hoàn cảnh gia đình khó khăn được xác định căn cứ vào một trong các yếu tố sau:

Bản thân phu nhân/phu quân hoặc con bị ốm đau, bệnh tật.

Phu nhân/phu quân có bố/mẹ đẻ hoặc bố/mẹ của vợ/chồng ốm đau, bệnh tật hoặc từ 70 tuổi trở lên cần chăm sóc.

Phu nhân/phu quân đang công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hoặc đang đảm nhiệm công việc có liên quan đến bí mật nhà nước không thể đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Không thể thu xếp được việc học tập của con dưới 18 tuổi.

b) Địa bàn khó khăn, nguy hiểm được xác định căn cứ vào một trong các yếu tố sau:

Xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, bạo động.

Bất ổn về chính trị, an ninh.

Môi trường, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định danh sách địa bàn khó khăn, nguy hiểm.

3. Thời điểm tính hưởng:

a) Đối với phu nhân/phu quân không thể đi theo do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm: Thời điểm hưởng mức sinh hoạt phí được tính kể từ khi Bộ, ngành chủ quản cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định sau khi phu nhân/phu quân đã hoàn thành hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy thanh toán tạm ứng Biểu mẫu kế toán

b) Đối với phu nhân/phu quân đang đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do hoàn cảnh gia đình khó khăn: Thời điểm hưởng mức sinh hoạt phí được tính kể từ khi Bộ, ngành chủ quản cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định sau khi phu nhân/phu quân đã hoàn thành hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

c) Đối với phu nhân/phu quân đang đi theo cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do địa bàn khó khăn, nguy hiểm: Thời điểm hưởng mức sinh hoạt phí được tính kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam.

4. Hồ sơ đề nghị:

a) Đối với trường hợp không thể đi theo do hoàn cảnh gia đình khó khăn gồm:

Đơn đề nghị hưởng chế độ không đi theo (mẫu đơn đính kèm).

Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp bố/mẹ từ 70 tuổi trở lên cần chăm sóc: phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác hoặc chính quyền nơi cư trú.

Đối với trường hợp ốm đau, bệnh tật: phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh hoặc bản sao hồ sơ khám chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên.

Đối với trường hợp công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hoặc đang đảm nhiệm công việc có liên quan đến bí mật nhà nước: phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác.

Đối với trường hợp không thu xếp được việc học tập của con: phải có xác nhận của nhà trường nơi con đang học.

b) Đối với trường hợp không thể đi theo do địa bàn khó khăn, nguy hiểm gồm:

Đơn đề nghị hưởng chế độ không đi theo.

Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký kết hôn.

5. Trình tự giải quyết:

a) Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có phu nhân/phu quân không thể đi theo gửi hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều này đến Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ của Bộ, ngành chủ quản cán bộ, công chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

b) Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ của các Bộ, ngành chủ quản chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

Đối với phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao ra quyết định căn cứ vào hồ sơ đã được Bộ, ngành chủ quản xét duyệt.

Đối với phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam khác ở nước ngoài, người đứng đầu Bộ, ngành chủ quản ra quyết định căn cứ vào hồ sơ thẩm định của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này, Bộ, ngành chủ quản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ra quyết định hưởng mức sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân không thể đi theo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện được hưởng mức sinh hoạt phí theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ, ngành chủ quản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm trả lời phu nhân/phu quân bằng văn bản.

Tham khảo thêm:   Phụ lục IX: Tờ khai xoá đăng ký thế chấp tàu biển

Điều 3. Nguồn kinh phí.

Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ sinh hoạt phí, các chế độ phụ cấp, trợ cấp, chế độ phu nhân/phu quân và một số chế độ khác đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan chủ quản để phân bổ cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 4. Tổ chức thực hiện.

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013.

2. Các chế độ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2012.

3. Bãi bỏ các văn bản sau:

a) Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

b) Bảng V – Phụ lục II Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (hướng dẫn nội dung mức sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 157/2005/NĐ-CP).

4. Các Bộ, ngành chủ quản cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện Thông tư liên tịch này.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành và cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về liên Bộ để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Thăng

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG

Hồ Xuân Sơn

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG

Phạm Minh Huân

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– VP Ban CĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– Website của Chính phủ; Công báo;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các cơ quan, tổ chức thuộc BNG; Website BNG;
– Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
– Lưu: HC, TCCB, QTTV, VP.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 01/2013/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH Quy định chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *