Bạn đang xem bài viết ✅ Thông báo 218/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 – 2020 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông báo 218/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 – 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành.

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
—————-
Số: 218/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2012

THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI PHIÊN HỌP THƯỜNG KỲ CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

——————————

Ngày 12 tháng 6 năm 2012, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 – 2020 đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ Thư ký giúp việc của Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về dự thảo Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020; ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kết luận:

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 6 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt

1. Hoan nghênh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị khá công phu dự thảo Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020.

2. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án theo hướng sau đây:

– Về mục tiêu chung của Đề án: cần nhấn mạnh việc tạo cho người dân có ý thức tự học và nhu cầu học tập để trở thành người công dân tốt, học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng có hiệu quả, học để làm cho mình và người xung quanh hạnh phúc, học để góp phần phát triển địa phương và đất nước, đóng góp cho nhân loại. Rà soát các mục tiêu cụ thể bảo đảm tính phù hợp, khả thi, không trùng lặp với các đề án khác đang triển khai.

– Cần làm rõ đối tượng của Đề án và nguyên tắc triển khai cho từng đối tượng, lưu ý đối với những người ngoài độ tuổi lao động, người khuyết tật; làm rõ mô hình học tập, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức; công nhân lao động trong các doanh nghiệp; lao động nông thôn.

– Giải pháp thực hiện Đề án cần tập trung vào 3 nhóm cơ sở giáo dục tham gia vào giáo dục cho mọi người: các cơ sở giáo dục chính quy tham gia vào giáo dục không chính quy; các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường; các cơ sở có chức năng giáo dục, đào tạo của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; trong đó chú trọng lựa chọn mô hình hoạt động, tạo cơ chế và xác định trách nhiệm đối với các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của các tổ chức hội.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Nghề của mẹ Phân tích truyện ngắn Nghề của mẹ

– Về cơ chế tài chính của Đề án: Cần xác định theo hướng hỗ trợ cho người học, có phân biệt theo địa bàn, trình độ người học, nội dung học tập; trước mắt xác định cho giai đoạn từ nay đến năm 2015.

– Rà soát lại các tiểu đề án, đảm bảo tính phù hợp, khả thi; xác định rõ nội dung của tiểu đề án, vai trò của các cơ quan, tổ chức được giao chủ trì tiểu đề án.

Sau khi hoàn thiện dự thảo Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi dự thảo xin ý kiến góp ý bằng văn bản của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan, có kèm theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010 trước ngày 15 tháng 7 năm 2012.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010 và báo cáo tại Hội nghị dự thảo Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020 vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 năm 2012. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết tại Hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

4. Thời gian tới, Ban Chỉ đạo quốc gia cần tăng cường các hoạt động theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập.

Tham khảo thêm:   Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 Báo cáo kết quả chọn SGK lớp 3 năm 2022 - 2023

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b/c);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Văn phòng Quốc hội;
– Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;
– Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các thành viên BCĐQG xây dựng XHHT;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ,
Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: Văn thư, KGVX (4).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

(đã ký)

Nguyễn Hữu Vũ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông báo 218/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 – 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *