Bạn đang xem bài viết ✅ Thể lệ cuộc thi Tự hào Việt Nam lần thứ III năm học 2019 – 2020 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi “Tự hào Việt Nam” giúp các em học sinh tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam nhằm khơi dậy tinh thần đam mê học lịch sử, lòng yêu nước và tự hào dân tộc của các em. Đối tượng tham gia cuộc thi dành cho học sinh đang theo học tại các trường Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên cả nước.

Cuộc thi gồm những kiến thức về lịch sử, văn hóa Việt Nam đã được dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông, các cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, anh hùng liệt sĩ, những người Việt Nam tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực, qua các thời kỳ; thành tựu trên các lĩnh vực của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Sau đây là Thể lệ cuộc thi Tự hào Việt Nam lần thứ III năm 2019 – 2020 mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thể lệ cuộc thi Tự hào Việt Nam lần thứ III năm 2019 – 2020

I. PHẦN THI KIẾN THỨC

1. Vòng thi tuần.

Diễn ra trong 8 tuần, đợt 1 từ 11/11/2019 đến 08/12/2019, đợt 2 từ 02/02/2020 đến 01/3/2020. Tuần thi bắt đầu từ 08h00 ngày chủ nhật (tuần đầu tiên bắt đầu vào 09h00 ngày 11/11/2019), kết thúc vào 24h00 ngày chủ nhật hàng tuần.

Cách thức tham gia: Thí sinh sử dụng máy vi tính tạo tài khoản thi tại website www.tuhaovietnam.edu.vn. Tài khoản hợp lệ để xét trao giải thưởng là tài khoản đăng ký chính xác, đầy đủ các thông tin cá nhân gắn với thí sinh. Mỗi tài khoản được dự thi tối đa 03 lần/tuần.

Căn cứ để xếp hạng và trao giải trong tuần dựa vào điểm số và thời gian thực hiện bài thi. Kết quả mỗi tuần thi được công bố vào 9h00 ngày thứ 4 tuần sau đó.

Mỗi lần tham dự, mỗi thí sinh tham gia trả lời các câu hỏi ở 4 vòng thi, cụ thể như sau:

* Vòng 1: “Theo dòng lịch sử”

Phần thi gồm 10 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) về các sự kiện lịch sử. Thời gian đọc câu hỏi và đưa ra phương án trả lời cho mỗi câu hỏi tối đa là 30 giây, hết 30 giây nếu thí sinh chưa có phương án trả lời hệ thống sẽ tự động chuyển sang câu hỏi khác. Hệ thống sẽ tự động tính điểm và chuyển sang câu hỏi khác khi thí sinh đã lựa chọn phương án trả lời.

Mỗi câu trả lời đúng được 05 điểm, trả lời sai hoặc không có đáp án không có điểm. Điểm tối đa của phần thi này là 50 điểm. Thời gian tối đa của phần thi này là 300 giây.

*Vòng 2: “Giải mã lịch sử”

Phần thi này đưa ra một khung hình ảnh được cắt thành 06 ô tương ứng với 06 câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) về các địa danh, sự kiện, nhân vật lịch sử. Thí sinh được tự chọn lần lượt các ô để trả lời, khi chọn vào mỗi ô, hệ thống sẽ đưa ra câu hỏi với thời gian đọc và trả lời là 30 giây, hết 30 giây mà thí sinh chưa có phương án trả lời, hệ thống sẽ tự động chuyển sang câu hỏi khác và không xuất hiện phần hình nền bị che, không tính điểm cho câu hỏi đó. Hệ thống sẽ tự động tính điểm và chuyển sang câu hỏi khác khi thí sinh đã lựa chọn phương án trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm kèm theo xuất hiện hình ảnh của ô tương ứng. Trả lời sai hoặc không có phương án trả lời không được điểm và phần hình ảnh ở ô lựa chọn không xuất hiện.

Sau khi trả lời xong 6 câu hỏi, thí sinh có 30 giây để trả lời câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) xuất hiện cùng hình ảnh. Trả lời đúng câu hỏi hình ảnh được 20 điểm. Thí sinh có quyền trả lời câu hỏi hình nền sau khi lật được ít nhất 01 ô vuông để kết thúc phần 2. Trong trường hợp này, nếu trả lời đúng thí sinh đạt được cộng thêm điểm của câu hỏi hình nền và các câu hỏi còn lại chưa trả lời, trả lời sai phần thi sẽ kết thúc và chuyển sang vòng 3.

Điểm tối đa của phần thi này là 80 điểm. Thời gian tối đa của phần thi này là 210 giây.

*Vòng 3: “Danh nhân đất Việt”

Phần thi có màn hình được chia làm hai cột dữ liệu, cột A chứa 10 tên danh nhân được sắp xếp cố định, cột B chứa 10 dữ liệu di chuyển được, thí sinh sử dụng chuột máy tính di chuyển từng ô ở cột B gắn vào với 01 ô tương ứng ở cột A để có được đáp án đúng.

Thí sinh có 100 giây để ghép 10 cặp thông tin với nhau. Khi đã ghép xong thí sinh có quyền yêu cầu hệ thống kết thúc phần thi “Danh nhân đất Việt” và chấm điểm. Nếu thí sinh sử dụng hết 100 giây, hệ thống sẽ tự động tính điểm. Mỗi cặp dữ liệu đúng thí sinh được 10 điểm, ghép sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa của phần thi này là 100 điểm.

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi tập huấn Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án 20 câu trắc nghiệm tập huấn SGK Công nghệ 6

*Vòng 4: “Tự hào Việt Nam”

Phần thi đưa ra hình ảnh bản đồ Việt Nam, thí sinh có 10 lần yêu cầu để hệ thống tự động khởi chạy lựa chọn 10 địa phương bất kỳ, khác nhau trên bản đồ. Tại mỗi địa phương, thí sinh trả lời 01 câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) có nội dung gắn với các vấn đề về lịch sử, văn hoá của địa phương đó. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai hoặc không đưa ra phương án trả lời bị trừ 05 điểm. Thời gian đọc câu hỏi và đưa ra phương án trả lời cho mỗi câu hỏi là 20 giây. Hệ thống sẽ tự động tính điểm và chuyển sang câu hỏi khác khi thí sinh đã lựa chọn phương án trả lời.

Ở phần thi này, thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng 02 lần tương ứng với 02 câu hỏi tùy chọn, nếu trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được 20 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 10 điểm. Thời điểm đặt ngôi sao hy vọng sau khi hệ thống đã lựa chọn xong địa phương trên bản đồ.

Điểm tối đa của phần thi này là 120 điểm, thời gian thi tối đa là 200 giây. Trong trường hợp tổng điểm của thí sinh bằng 0, phần thi sẽ dừng lại.

Tổng điểm tối đa mà thí sinh có thể đạt được sau khi hoàn thành 4 phần thi là 350 điểm.

2. Vòng thi chung kết cấp tỉnh, thành phố

Vòng thi chung kết cấp tỉnh, thành phố được tổ chức thi trực tuyến, đồng loạt, tập trung tại địa chỉ www.tuhaovietnam.edu.vn vào 09h00 ngày 07/3/2020. Mỗi tỉnh, thành phố có tối đa 20 thí sinh được tham gia vòng thi này, trong đó 8 thí sinh có điểm số cao nhất trong thời gian ngắn nhất của từng tuần trong 8 tuần và tối đa 12 thí sinh có tổng điểm số cao nhất, thời gian ngắn nhất của cả 8 tuần.

Thí sinh sẽ thực hiện các vòng thi như ở vòng loại. Tuy nhiên, phần thi “Theo dòng lịch sử” có số lượng câu hỏi tăng lên thành 20, phần thi “Giải mã lịch sử” có số lượng ô tăng lên thành 09 ô tương ứng 09 câu hỏi trắc nghiệm.

Kết thúc vòng thi, tối đa 65 thí sinh đại diện cho 63 tỉnh, thành phố sẽ được tham gia vòng chung kết toàn quốc, trong đó: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị có 2 đại diện là thí sinh cao điểm nhất, thời gian ngắn nhất; các tỉnh, thành phố còn lại có 1 đại diện là thí sinh cao điểm nhất, thời gian ngắn nhất.

3. Vòng thi chung kết xếp hạng toàn quốc

Vòng thi chung kết toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 21-22/3/2020 với các phần thi theo hình thức sân khấu hoá, có sử dụng máy vi tính:

*Vòng 1: “Ngàn năm văn hiến”

– Số lượng thí sinh tham gia: 65 thí sinh

– Vòng thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) về sự kiện lịch sử Việt Nam. Câu hỏi sẽ hiển thị trên màn hình của thí sinh. Thời gian đọc và đưa ra phương án trả lời cho mỗi câu hỏi tối đa là 20 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 05 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra phương án trả lời không có điểm.

Điểm tối đa của phần thi này là 100 điểm.

– Kết thúc 20 câu hỏi, 30 thí sinh có điểm số cao nhất và thời gian dự thi ngắn nhất sẽ bước vào Vòng 2.

* Vòng 2: “Sử sách lưu danh”

– Số lượng thí sinh tham gia: 30 thí sinh

*Vòng thi gồm 10 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) về những danh nhân lịch sử, văn hóa, những người Việt Nam nổi tiếng đương thời. Câu hỏi sẽ hiển thị trên màn hình của thí sinh. Thời gian đọc và đưa ra phương án trả lời cho mỗi câu hỏi tối đa là 20 giây.

Thí sinh có câu trả lời đúng ở giây thứ bao nhiêu thì có được số điểm tương ứng với số giây còn lại, trả lời sai hoặc không đưa ra phương án trả lời không có điểm. Thí sinh có 02 lần được đặt ngôi sao hi vọng, trả lời đúng được nhân đôi số điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm.

Điểm thi tối đa của phần thi này là 220 điểm.

– Kết thúc phần thi này, 10 thí sinh có điểm số cao nhất, thời gian dự thi ngắn nhất (tổng điểm số và thời gian của vòng 1 và vòng 2) sẽ giành quyền vào vòng 3.

* Vòng 3: “Giải mã lịch sử”

– Số lượng thí sinh tham gia: 10 thí sinh

– Vòng thi gồm hệ thống các ô chữ hàng ngang và 01 hàng dọc, có nội dung về lịch sử Việt Nam (độ dài các ký tự cấu thành ô chữ hàng dọc sẽ được biết vào lúc diễn ra phần thi). Hệ thống máy tính sẽ lựa chọn ngẫu nhiên câu hỏi. Câu hỏi sẽ hiển thị trên màn hình của thí sinh. Thời gian đọc và đưa ra phương án trả lời cho mỗi câu hỏi tối đa là 20 giây. Thí sinh trả lời câu hỏi bằng cách gõ tiếng Việt có dấu vào chỗ trống mặc định trên màn hình bằng kiểu gõ Telex, bảng mã Unicode. Trong một số tình huống cụ thể, Ban Giám khảo có vai trò trong việc quyết định cho điểm thí sinh.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 94 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Thí sinh có quyền giành trả lời ô chữ hàng dọc bằng cách bấm chuông ngay trên giao diện thi ở máy tính sau khi bắt đầu bước vào câu hỏi ô chữ hàng ngang thứ ba. Nếu trả lời đúng, toàn bộ phần chơi sẽ dừng lại; trả lời sai thí sinh sẽ không được trả lời tiếp các ô chữ hàng ngang cũng như hàng dọc, các thí sinh còn lại tiếp tục thực hiện phần thi.

Gợi ý của ô chữ hàng dọc sẽ được cung cấp cho tất cả thí sinh sau khi kết thúc các ô chữ hàng ngang.

Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không có điểm. Thí sinh trả lời đúng ô chữ hàng dọc khi chưa xuất hiện gợi ý được 40 điểm, khi đã xuất hiện gợi ý chỉ được 20 điểm.

– Kết thúc phần thi này, 05 thí sinh có tổng điểm số cao nhất trong thời gian nhanh nhất sau 3 phần thi sẽ bước vào phần thi cuối cùng – “Tự hào Việt Nam”.

* Vòng 4: “Tự hào Việt Nam”

– Số lượng thí sinh tham gia: 05 thí sinh

Nội dung thi: Vòng thi gồm 10 câu hỏi dạng hỏi đáp về lịch sử, văn hóa dân tộc, mỗi đáp án là một gợi ý liên quan đến “từ khóa”. Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu hỏi từ 30 – 45 giây, tùy theo độ khó và lượng đáp án cần cung cấp. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.

05 thí sinh sẽ giành quyền trả lời mỗi câu hỏi bằng tín hiệu chuông sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi và ra hiệu lệnh “Hết”, sử dụng micro để nêu lên phương án trả lời của mình. Trả lời đúng hoàn toàn được hoàn toàn số điểm, trả lời sai hoặc chưa đầy đủ bị trừ 05 điểm.

Trong trường hợp thí sinh giành quyền trả lời sai hoặc chưa đầy đủ đáp án, các thí sinh còn lại có quyền bổ sung bằng cách ra tín hiệu chuông sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình “Mời các thí sinh còn lại bổ sung”. Thời gian cho thí sinh bổ sung trả lời câu hỏi từ 20 – 30 giây. Mỗi câu hỏi chỉ được bổ sung 01 lần, trả lời bổ sung đúng được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 05 điểm.

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời “từ khóa” bất cứ lúc nào.

Thí sinh trả lời đúng “từ khóa” sau khi kết thúc câu hỏi số 1 hoặc số 2 được 50 điểm.

Thí sinh trả lời đúng “từ khóa” sau khi kết thúc câu hỏi số 3 hoặc số 4 được 40 điểm.

Thí sinh trả lời đúng “từ khóa” sau khi kết thúc câu hỏi số 5 hoặc số 6 được 30 điểm.

Thí sinh trả lời đúng “từ khóa” sau khi kết thúc câu hỏi số 7 hoặc số 8 được 20 điểm.

Thí sinh trả lời đúng “từ khóa” sau khi kết thúc câu hỏi số 9 hoặc số 10 được 10 điểm.

Thí sinh nào trả lời sai “từ khóa” sẽ không được tiếp tục tham gia vòng thi này.

Sau khi kết thúc 10 câu hỏi, nếu không có thí sinh nào bấm chuông giành quyền trả lời “chủ đề về đích”, người dẫn chương trình sẽ ra hiệu lệnh để các thí sinh suy nghĩ, xâu chuỗi các đáp án trong 01 phút để bấm chuông giành quyền trả lời “chủ đề về đích”. Thí sinh trả lời sai sẽ không được tiếp tục trả lời, các thí sinh còn lại giành quyền trả lời bằng chuông.

– Trong trường hợp kết thúc 4 vòng thi, nếu các thí sinh có điểm số cao nhất và bằng điểm nhau sẽ phân định bằng 05 câu hỏi phụ, là các câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án trả lời (A, B, C, D). Thí sinh nào có điểm số cao nhất, thời gian ngắn nhất sẽ giành chiến thắng chung cuộc.

II. PHẦN THI SẢN XUẤT VIDEO VÀ PHẦN THI THIẾT KẾ INFOGRAPHIC

Phần thi Video và Phần thi Infographic là hai phần thi độc lập, tách biệt dành cho tác giả là một trong số các đối tượng sau: (1) Học sinh hoặc (2) Nhóm các học sinh (trong cùng một trường, hoặc nhiều trường) hoặc (3) Tập thể chi đoàn học sinh.

Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền và nội dung của tác phẩm dự thi, không đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền thống dân tộc, xuyên tạc lịch sử và không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Ban Tổ chức được toàn quyền sử dụng các tác phẩm gửi về dự thi để quảng bá cho Cuộc thi, lịch sử, văn hóa Việt Nam đến với xã hội.

1. Nội dung và hình thức sản phẩm, cách thức dự thi phần thi sản xuất video

1.1. Nội dung: Tác giả có thể lựa chọn xây dựng video có nội dung giới thiệu về các sự kiện lịch sử hoặc địa danh, di tích lịch sử hoặc nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam; hoặc giới thiệu về các di tích văn hóa, các vùng văn hóa, các loại hình văn hóa, nghệ thuật, làng nghề truyền thống; hoặc giới thiệu về nguồn gốc ra đời, tập quán, văn hóa, trang phục của đồng bào các dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam.

1.2. Hình thức: Bắt buộc đặt tiêu đề cho tác phẩm. Không giới hạn thời gian. Có thể xây dựng tác phẩm theo hướng tài liệu, phóng sự, phim ngắn Định dạng file: .mp4. Có thể sử dụng các tư liệu lịch sử có nguồn gốc minh bạch, chính xác. Ngôn ngữ: Tiếng Việt, có thể sử dụng phụ đề Tiếng Anh.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1172/QĐ-TTg Từ 1/1/2020, hỏi cung bị can phải ghi âm, ghi hình

1.3. Cách thức dự thi: Tải video lên Youtube tại địa chỉ www.youtube.com và gửi link video trong phần dự thi tại trang chủ cuộc thi www.tuhaovietnam.edu.vn theo hướng dẫn.

2. Nội dung và hình thức sản phẩm, cách thức dự thi phần thi thiết kế Infographic

2.1. Nội dung: Thiết kế Infographic về một sự kiện lịch sử Việt Nam.

2.2. Hình thức: Có đặt tiêu đề cho tác phẩm. Không giới hạn dung lượng thể hiện. Thiết kế hiện đại, ấn tượng. Định dạng file: .JPG hoặc .PNG. Ngôn ngữ: Tiếng Việt.

2.3. Cách thức dự thi: Tải file lên tài khoản Google tại địa chỉ www.drive.google.com và gửi link chia sẻ (đã cấp quyền truy cập công khai) trong phần dự thi tại trang chủ cuộc thi www.tuhaovietnam.edu.vn theo hướng dẫn.

3. Thời gian

3.1. Nhận bài thi: Ban Tổ chức Cuộc thi nhận các sản phẩm dự thi từ ngày kế hoạch được ban hành đến hết ngày 29/02/2020. Các tác giả có tác phẩm dự thi, đăng ký tài khoản và gửi dự thi trực tiếp tại website www.tuhaovietnam.edu.vn theo hướng dẫn tại trang chủ website.

3.2. Bình chọn: Người bình chọn tham gia bình chọn trên website www.tuhaovietnam.edu.vn từ 09h00 ngày 01/3/2020 đến 24h00 ngày 07/3/2020.

3.3. Chấm Sơ khảo: Ban Giám khảo chấm sơ khảo vào ngày 09/3/2020, công bố tác phẩm được vào vòng chung khảo vào ngày 10/3/2020. 05 video, 05 Infographic được bình chọn nhiều nhất trên Website của cuộc thi và 10 video, 10 Infographic do Ban Giám khảo vòng sơ khảo lựa chọn sẽ được vào Vòng chung khảo.

3.4. Chấm Chung khảo: Ban Giám khảo chấm chung khảo vào ngày 14/3/2020, công bố tác phẩm đạt giải vào ngày 16/3/2020.

3.5. Trao giải: Ban Tổ chức trao giải thưởng vào ngày 22/3/2020.

III. GIẢI THƯỞNG

1. Phần thi kiến thức

Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ trao giải thưởng cho các thí sinh nằm trong nhóm điểm số cao nhất có thời gian hoàn thành bài thi ngắn nhất tính theo hệ thống, cụ thể như sau:

1.1. Giải thưởng vòng thi tuần: trong 8 tuần tổ chức vòng loại, hàng tuần, Ban Tổ chức trao phần thưởng cho 10 thí sinh điểm số cao nhất có thời gian hoàn thành bài thi ngắn nhất:

– 01 giải Nhất: 1.000.000đ

– 09 giải Khuyến khích: 500.000đ/giải

1.2. Giải thưởng vòng thi Chung kết cấp tỉnh, thành phố:

Giải thưởng vòng thi này được áp dụng cho 63 tỉnh, thành đoàn. Tại mỗi tỉnh, thành đoàn, Ban

Tổ chức Cuộc thi trao giải thưởng cho 03 thí sinh điểm số cao nhất có thời gian hoàn thành bài thi ngắn nhất tính theo hệ thống website của từng tỉnh, thành phố:

– 01 giải Nhất: 1.500.000đ

– 01 giải Nhì: 1.000.000đ

– 01 giải Ba: 500.000đ

Ngoài ra, các tỉnh, thành đoàn quyết định thêm các hình thức khen thưởng theo quy chế thi đua khen thưởng của tỉnh, thành đoàn.

1.3. Giải thưởng vòng thi Chung kết xếp hạng toàn quốc:

Trao giải cho 5 thí sinh tổng điểm cao nhất:

– 01 giải Nhất: 15.000.000đ

– 01 giải Nhì: 10.000.000đ

– 01 giải Ba: 5.000.000đ/giải

– 02 giải Khuyến khích: 3.000.000đ/giải

Các cá nhân đạt giải nhất được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cá nhân đạt giải nhì, ba, khuyến khích được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn.

1.4. Giải thưởng dành cho Đoàn trường: 01 giải cho Trường THPT, TTGDTX có số lượng học sinh tham dự Cuộc thi nhiều nhất: 3.000.000đ

1.5. Giải thưởng dành cho tỉnh, thành đoàn:

– 01 giải cho Tỉnh, thành đoàn có số lượng học sinh tham dự Cuộc thi nhiều nhất: 3.000.000đ

– 01 giải cho Tỉnh, thành đoàn có tỉ lệ học sinh tham dự Cuộc thi nhiều nhất: 3.000.000đ/giải

2. Phần thi sản xuất video và phần thi thiết kế Infographic

2.1. Phần thi sản xuất video

Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng cho những sản phẩm xuất sắc nhất, cụ thể như sau:

– 01 giải Nhất: 15.000.000đ

– 01 giải Nhì: 10.000.000đ

– 01 giải Ba: 5.000.000đ/giải

– 02 giải Khuyến khích: 3.000.000đ/giải

– 01 giải cho tỉnh, thành đoàn có số lượng video clip dự thi nhiều nhất: 3.000.000đ

Các cá nhân đạt giải nhất được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cá nhân đạt giải nhì, ba, khuyến khích được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn.

2.2. Phần thi thiết kế Infographic

Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng cho những sản phẩm xuất sắc nhất, cụ thể như sau:

– 01 giải Nhất: 10.000.000đ

– 01 giải Nhì: 5.000.000đ

– 01 giải Ba: 3.000.000đ/giải

– 02 giải Khuyến khích: 2.000.000đ/giải

– 01 giải cho tỉnh, thành đoàn có số lượng Infographic dự thi nhiều nhất: 3.000.000đ

Các cá nhân đạt giải nhất được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cá nhân đạt giải nhì, ba, khuyến khích được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn.

IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

– Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, nếu gặp những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thể lệ cuộc thi Tự hào Việt Nam lần thứ III năm học 2019 – 2020 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *