Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930 – 25/9/2020)” nhằm hướng tới 90 năm năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh và chào mừng đại hội đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Cuộc thi được tổ chức dưới 2 hình thức là thi viết và thi trắc nghiệm hàng tháng. Thời gian thi trắc nghiệm bắt đầu từ ngày 01/5 – 31/8/2020, với 80 câu hỏi/4 tháng (20 câu/tháng/bài thi). Hạn cuối nộp bài dự thi viết là ngày 01/8/2020, với 8 câu hỏi tự luận.
Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BAN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU 90 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐẢNG BỘ TỈNH |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Kon Tum, ngày 12 tháng 3 năm 2020 |
QUY CHẾ
Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930-25/9/2020)
——
– Căn cứ Kế hoạch số 116-KH/TU, ngày 26 – 11- 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
– Căn cứ Kế hoạch số 111-KH/BTGTU ngày 17-01-2020 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930-25/9/2020)”;
– Quyết định số 141- QĐ/BTGTU, ngày 27- 02- 2020 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930-25/9/2020)”; Ban Tổ chức Cuộc thi ban hành Quy chế Cuộc thi như sau:
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy chế này quy định về đối tượng, hình thức, yêu cầu bài dự thi “Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930-25/9/2020)”; nguyên tắc, cách thức tính điểm, chấm bài dự thi và xét giải thưởng Cuộc thi; Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác chấm bài dự thi và xét giải thưởng Cuộc thi.
2. Quy chế này được áp dụng thống nhất trong quá trình triển khai tổ chức Cuộc thi.
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Đối tượng dự thi và thể lệ
1. Đối tượng dự thi
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và Nhân dân hiện đang sinh sống, công tác, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Kon Tum (trừ thành phần tham gia Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ giúp việc Cuộc thi và cán bộ, công chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy).
2. Hình thức thi
Cuộc thi được thực hiện bằng 02 hình thức: Thi viết và thi trắc nghiệm hàng tháng trên Trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trang thông tin điện tử của Tỉnh đoàn Kon Tum; mỗi người dự thi có thể tham gia cả hai hình thức thi.
3. Yêu cầu về bài dự thi
3.1. Yêu cầu đối với bài dự thi viết
– Người dự thi trả lời các câu hỏi và gửi bài thi bằng hình thức viết tay hoặc đánh máy (trường hợp đánh máy thì dùng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14).
– Bài dự thi phải nộp bản gốc, có ghi rõ họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, đơn vị công tác, học tập, nơi thường trú, số điện thoại (nếu có), có chữ ký của người dự thi và gửi về Ban tuyên giáo các huyện, thành ủy, các đảng ủy: khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Phòng công tác Đảng, công tác chính trị (Công an tỉnh), Phòng Chính trị (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) tổng hợp, lập danh sách bài dự thi ở địa phương, đơn vị gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về: Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum (địa chỉ: số 236, đường Bà Triệu, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum).
– Hình ảnh minh họa cho bài tự luận (nếu có).
– Bài dự thi không hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức.
3.2. Yêu cầu đối với bài dự thi trắc nghiệm
– Thí sinh tiến hành các thao tác theo hướng dẫn và hoàn thành bài dự thi. Bài dự thi hợp lệ là bài dự thi đã đăng ký đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và trả lời tất cả các câu hỏi của 1 bài thi.
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: www.tuyengiaokontum.org.vn hoặc www.tuoitrekontum.org.vn vào chuyên mục Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930-25/9/2020)”, để tham gia dự thi.
Bước 2: Tiến hành đăng ký các thông tin cá nhân theo hướng dẫn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, điện thoại, cơ quan (đơn vị) nơi công tác (học tập) hoặc địa chỉ thường trú….. theo yêu cầu.
* Ghi chú: Về mục “Thuộc đơn vị”, sẽ được tính theo đầu mối huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy (người tham gia dự thi đang công tác thuộc đảng ủy nào thì chọn “Thuộc đơn vị” tương ứng, đối với người đã nghỉ hưu, đang học tập, sinh sống…nếu đang thường trú, tạm trú tại huyện, thành phố nào thì chọn “Thuộc đơn vị” huyện ủy, thành ủy tương ứng). Nếu chưa có trong danh sách thì tự nhập vào.
Bước 3: Sau khi hoàn tất thao tác đăng ký, người dự thi đánh dấu vào ô xác thực và ấn nút “BẮT ĐẦU THI” để tham gia cuộc thi.
Sau khi trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm (bắt buộc trả lời), người dự thi ấn nút “NỘP BÀI DỰ THI”.
– Bài dự thi không hợp lệ là bài dự thi không tiến hành đầy đủ các bước thao tác, không điền đầy đủ thông tin, không trả lời hết số câu hỏi của 1 bài thi (phần mềm máy tính sẽ không tích hợp kết quả thi đối với bài dự thi không hợp lệ).
II. Về số lượng câu hỏi, thang điểm, cách chấm bài thi
1. Đối với bài dự thi viết.
1.1. Số lượng câu hỏi: 8 câu.
1.2. Thang điểm:Tổng điểm của cả bài tối đa là 100 điểm.
1.2.1. Điểm nội dung:
– Điểm tối đa cho các câu hỏi 1,2,3,4,5,6,7 là 10 điểm. Cách phân chia điểm cho mỗi câu hỏi như sau:
+ Đúng và đủ nội dung câu hỏi theo đáp án: 8 điểm
+ Mở rộng thêm những thông tin chi tiết đúng và sát với nội dung câu hỏi: 2 điểm.
– Điểm tối đa cho câu hỏi số 8 là 20 điểm. Câu hỏi này yêu cầu người dự thi thể hiện dạng một bài văn tự luận. Cách cho điểm ưu tiên cho phần đề xuất những giải pháp.
1.2.2. Điểm hình thức: Bài thi tối đa là 10 điểm, trong đó:
+ Sạch sẽ, rõ ràng: 3 điểm
+ Đầu tư công phu, đẹp; trình bày bìa, sưu tầm tranh, ảnh tư liệu,… bố trí phù hợp, lôgic với nội dung: 7 điểm.
2. Đối với bài dự thi trắc nghiệm
2.1. Số lượng câu hỏi:Tổng số câu hỏi 80 câu/4 tháng (20 câu/ tháng/ bài thi).
2.2. Thang điểm:Tổng điểm của 1 bài thi tối đa là 100 điểm.
Mỗi câu hỏi có từ 2 đến 4 đáp án, trong đó chỉ có 1 đáp án đúng. Người trả lời đúng đáp án sẽ đạt 5 điểm/câu hỏi.
3. Cách thức chấm bài và cho điểm
3.1. Đối với bài dự thi viết
– Việc chấm bài phải bám sát thang điểm trong đáp án. Trong mỗi mục, căn cứ vào điểm tối đa của mục đó và chất lượng thực tế của bài để chấm điểm cho phù hợp:
+ Bài làm hoàn toàn giống nhau; bài photocopy; bài làm không đủ 8 câu hỏi; bài sai quan điểm chính trị thì bị loại;
+ Bài trình bày đủ ý, trình tự, chặt chẽ và có mở rộng thêm thông tin sát với nội dung câu hỏi cho điểm tối đa. Trong trường hợp bài làm khác với trình tự đáp án, nhưng vẫn bảo đảm đủ ý theo yêu cầu thì vẫn cho điểm theo quy định của từng ý;
+ Bài trình bày thiếu ý nào thì căn cứ vào thang điểm để trừ ý đó;
+ Bài trình bày các chi tiết thừa thì không được xem xét cộng thêm điểm. Nhưng nếu chi tiết thừa sai kiến thức cơ bản thì phải xem xét mức độ sai để trừ điểm; chi tiết thừa lan man làm loãng đi nội dung trọng tâm của câu trả lời cũng bị xem xét giảm bớt điểm tối đa của đáp án;
+ Bài làm mở rộng đúng, sát và hay; có ý tưởng sáng tạo thì được cho điểm ưu tiên, nhưng không vượt quá mức quy định trong thang điểm mở rộng đáp án (tối đa là 2 điểm);
+ Điểm của bài dự thi bằng tổng điểm của các câu hỏi cộng với điểm hình thức bài thi.
– Điểm của bài dự thi bằng trung bình cộng điểm của các giám khảo. Những trường hợp điểm giữa các giám khảo chênh lệch nhau quá 3 điểm thì các Giám khảo hội ý để thống nhất điều chỉnh. Nếu không tự thống nhất được thì Trưởng ban giám khảo trao đổi với các giám khảo để thống nhất, sau khi trao đổi các giám khảo vẫn không nhất trí thì Trưởng ban giám khảo quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức Cuộc thi.
3.2 Đối với bài thi trắc nghiệm
Phần mềm thi trực tuyến sẽ tổng hợp tổng số điểm của 1 lượt/bài dự thi/thời gian thi theo tháng thi. Trường hợp các thí sinh đều trả lời đúng toàn bộ câu hỏi của Ban Tổ chức Cuộc thi/tháng thi thì giải thưởng sẽ được xét chọn trên cơ sở thời gian làm bài của thí sinh, thí sinh nào có thời gian làm bài nhanh nhất sẽ được xét chọn giải thưởng.
III. Về xếp giải
1. Đối với giải tập thể: Tập thể được giải phải có những điều kiện sau:
+ Có tổ chức phát động hưởng ứng Cuộc thi ở cấp mình. Tập thể nào không tổ chức phát động hưởng ứng Cuộc thi thì không được xem xét để xếp giải.
+ Có tham mưu tổ chức phát động hưởng ứng Cuộc thi.
+ Có nhiều bài tham gia, bài thi có chất lượng.
+ Có báo cáo kết quả triển khai tổ chức Cuộc thi.
+ Tập thể đạt các giải theo cơ cấu giải thưởng thì phải có ít nhất 01 cá nhân đạt giải.
* Giải thưởng cho tập thể dành cho ban tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
2. Đối với giải cá nhân
– Các bài đạt giải phải đảm bảo theo yêu cầu của bài dự thi.
– Các bài dự thi viết thuộc các giải theo cơ cấu giải thưởng phải được vào chấm điểm vòng chung khảo.
– Xếp hạng các giải theo thứ tự thang điểm từ trên xuống và thời gian làm bài thi (đối với bài thi trắc nghiệm).
3. Số lượng, cơ cấu giải thưởng
3.1. Đối với hình thức thi viết
a. Giải tập thể gồm có:
– 01 giải nhất
– 02 giải nhì
– 03 giải ba
– 05 giải khuyến khích
b. Giải cá nhân gồm có:
– 01 giải nhất
– 02 giải nhì
– 03 giải ba
– 20 giải khuyến khích
* Ngoài ra, có 20 suất quà lưu niệm dành cho các bài dự thi đạt điểm cao, nhưng không đạt giải.
3.2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm hằng tháng (không xét giải tập thể, chỉ xét giải cá nhân), gồm có:
– 04 giải nhất
– 08 giải nhì
– 12 giải ba
IV. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm bài dự thi và xếp giải Cuộc thi
– Tổ chức, cá nhân có ý kiến khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm bài dự thi và xét giải thưởng Cuộc thi gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi trong vòng 30 ngày kể từ khi công bố giải thưởng. Sau thời hạn 30 ngày, Ban Tổ chức Cuộc thi không xem xét, giải quyết.
– Khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm bài dự thi và xét giải thưởng Cuộc thi do Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, giải quyết. Quyết định của Ban Tổ chức cuộc thi là kết quả giải quyết cuối cùng.
– Không xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với kết quả, xếp giải thi trắc nghiệm.
Thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi; thành viên Ban Giám khảo Cuộc thi; các tập thể, cá nhân tham gia Cuộc thi và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Mọi vấn đề phát sinh (nếu có) phải được tập thể Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, quyết định.
Nơi nhận: – Ban Tổ chức Cuộc thi, |
TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ Lê Thị Kim Đơn |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Kon Tum Quy chế thi tìm hiểu 90 năm Đảng bộ tỉnh Kon Tum của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.