Bạn đang xem bài viết ✅ Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội? Là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94.

Cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội mang đến 2 gợi ý tham khảo, giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 4 bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau trang 94 sách Kết nối tri thức 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 mẫu gợi ý trả lời cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội, mời các bạn đón đọc nhé.

Câu 4 trang 94 SGK Văn 10 tập 1 KNTT

Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội?

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Giải Toán lớp 7 trang 80 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời câu hỏi 4 trang 94 Ngữ văn 10 KNTT

Gợi ý 1

Cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:

– Luận đề, nội dung chính là bàn luận về các hiện tượng cụ thể trong đời sống, ví dụ: Bệnh vô cảm trong xã hội; Lạm dụng mạng xã hội; Lòng tốt và sự tử tế;…

– Các luận điểm, luận cứ hướng tới việc phân tích các mặt đúng – sai, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

– Dẫn chứng được lấy từ vị dụ thực tế, có tính thuyết phục cao.

Gợi ý 2

Cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:

+ Bàn luận về những vấn đề xã hội: đạo đức, tư tưởng, phẩm chất, quan niệm, thói quen của con người, một hiện tượng nổi bật trong cuộc sống cần được loại bỏ hoặc phát huy,….

+ Nghị luận xã hội gồm 2 dạng: nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong đó, người viết cần nêu những lí lẽ như: giải thích vấn đề bàn luận, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đối với vấn đề đó và đưa ra bài học nhận thức chung, cá nhân.

+ Dẫn chứng trong nghị luận xã hội phải là những bằng chứng có thực ngoài đời, đều được mọi người biết đến.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Công nghệ THCS Tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *